Với tình hình vĩ mô vẫn còn rất hỗn tạp và rủi ro lạm phát tăng trở lại, chúng ta cần phải nghĩ đến viễn cảnh Fed sẽ không tiếp tục cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Việc lợi suất giảm trở lại đã là giấc mơ của tất cả nhà quản lý quỹ trái phiếu kể từ sau cơn ác mộng năm 2022. Tuy nhiên, với kỳ vọng năm nay đã tan biến, có vẻ họ sẽ phải đặt hy vọng vào năm 2025.
Trước khi báo cáo việc làm của Mỹ được công bố vào tuần trước, hầu như không ai cho rằng dữ liệu lạm phát CPI sắp tới sẽ gây chú ý hoặc ảnh hưởng lớn đến thị trường. Bởi vì Fed đã nhấn mạnh rõ quan điểm rằng lạm phát đã được kiểm soát sau động thái nới lỏng chính sách với việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào tháng trước, và dự kiến sẽ có ít nhất hai đợt cắt giảm nữa từ nay đến cuối năm.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhận được một số phản ứng trái chiều về việc cắt giảm 50 bps lãi suất vào tháng 9, một số quan chức cho rằng Fed không cần phải mạnh tay như vậy.
Alberto Musalem, chủ tịch Fed tại St. Louis, cho biết ông ủng hộ thêm các đợt cắt giảm lãi suất khi nền kinh tế đang tiến triển theo hướng tích cực. Đồng thời, ông lưu ý rằng Fed cần thận trọng và không nên quá tay trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Số lượng việc làm tăng mạnh 254,000 vào tháng 9 là một bất ngờ đáng hoan nghênh sau nhiều tháng thị trường lao động hạ nhiệt và củng cố các dấu hiệu tăng trưởng khác của nền kinh tế Mỹ.
Nhờ vào những dữ liệu kinh tế vượt dự báo, USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng Tám, trong khi đó JPY Nhật Bản chịu áp lực từ tình hình chính trị nội bộ. Những diễn biến này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường tài chính mà còn gợi ý về sự thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản.
BoJ cho biết việc tăng lương đã giúp thúc đẩy tiêu dùng và khuyến khích nhiều công ty ở các vùng khác nhau điều chỉnh giá cả để bù đắp cho chi phí lao động cao hơn, điều này cho thấy nền kinh tế đang có triển vọng để đáp ứng các điều kiện cần thiết cho việc tăng lãi suất trong tương lai.
Dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ đã gần như dập tắt hy vọng về việc cắt giảm lãi suất thêm 50 bps từ Fed, tạo ra một cú hích lớn cho thị trường tài chính. Sự hồi phục của cổ phiếu và sự gia tăng của USD cho thấy niềm tin đang trở lại, tuy nhiên các yếu tố địa chính trị và dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng toàn cầu.
Báo cáo việc làm tháng 9 của Mỹ vào thứ Sáu tuần truóc đã khiến nhiều người lạc quan về tương lai kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4.1%. Dù vậy, những tín hiệu này chưa đủ để khẳng định một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế. Với việc tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức cao và lạm phát chưa hoàn toàn bị kiểm soát, Fed có thể cần cân nhắc thận trọng hơn về các quyết định chính sách trong thời gian tới.
Thị trường việc làm của Anh cho thấy thêm các dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 9. Tốc độ tăng trưởng tiền lương chạm đáy trong gần bốn năm, theo một cuộc khảo sát.