Bóng ma ngày tận thế của đồng đô la vẫn còn lờ mờ

Diệu Linh
Junior Editor
Bất kể cuộc chiến thế quan của Trump có kết cục ra sao thì nhà đầu tư vẫn phải chuẩn bị cho luật chơi mới.

Tác giả Rân Foroohar
Năm 2019, tôi đã viết một bài báo về “kịch bản ngày tận thế của đồng đô la” sắp tới, trong đó một sự thay đổi cơ bản trong quá trình toàn cầu hóa và hướng tới một hệ thống hậu Bretton Woods sẽ dẫn đến sự sụt giảm cả về giá trị của Đô la Mỹ và các tài sản bằng đô la. Điều này sẽ làm tăng lợi suất trái phiếu, cũng như giá vàng và các loại ngoại tệ khác nhau.
Và chúng ta đang ở đây. Chỉ số S&P có thể tăng giảm theo sự thay đổi tâm trạng hàng ngày của Tổng thống Donald Trump, nhưng khuôn mẫu cho một kỷ nguyên mới đã được định hình.
Mặc dù tôi chưa bao giờ giỏi trong việc dự đoán thời điểm của những thay đổi lớn trên thị trường — vì là con của dân nhập cư, tôi có xu hướng giảm thiểu rủi ro quá sớm — nhưng tôi có một thế giới quan mạnh mẽ. Tôi kiên định với ý tưởng rằng toàn bộ mô hình đầu tư đang thay đổi và việc tái cân bằng khỏi thị trường Mỹ là rất quan trọng. Điều này sẽ xảy ra dù có hay không một cuộc chiến thương mại.
Ngay cả khi Kamala Harris đang tại vị ngày hôm nay, chúng ta cũng sẽ ở trong một thế giới hậu đồng thuận Washington (Nhà Trắng của Biden đã nói như vậy). Chúng ta cũng sẽ hướng tới, một thế giới đa cực, trong đó đồng đô la và các tài sản bằng đô la không còn là lựa chọn duy nhất, tuy nhiên lúc đó xu hương này được dự đoán là sẽ đến muộn so với hiện thực chúng ta đang có ngày hôm nay.
Rất ít câu chuyện tài chính lớn mà kéo dài hơn một thập kỷ và Mỹ đã ở trên đỉnh quá lâu rồi. Mô hình tập trung, phụ thuộc vào nợ và tài chính hóa cao đã đưa đát nước này lên vị trí đó, nhưng mô hình này cũng đang cạn kiệt, kể cả khi không có Trump và những trò hề của ông.
Tôi muốn chỉ ra ba vấn đề cơ bản, bắt đầu bằng việc quá phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế dựa trên giá tài sản. Gần như tất cả các quyết định kinh tế lớn của Mỹ trong nửa thế kỷ qua đều nhằm mục đích thúc đẩy giá tài sản — từ việc giảm điều tiết lãi suất vào cuối những năm 1970 đến việc hợp pháp hóa mua lại cổ phần cho đến “trả lương theo hiệu suất” ưu đãi thuế bằng cổ phiếu, điều này đã tạo ra khối tài sản giấy khổng lồ của Thung lũng Silicon.
Trump và đội ngũ của ông nói rằng Phố Chính (Main Street) không quan tâm đến giá cổ phiếu. Nhưng thực tế là tăng trưởng giá tài sản đã vượt xa tăng trưởng thu nhập một cách chóng mặt, có nghĩa là tất cả chúng ta đều phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường vốn.
Mức độ tiếp xúc của các hộ gia đình Mỹ với cổ phiếu gần mức cao nhất mọi thời đại (cổ phiếu và quỹ tương hỗ chiếm 26% tổng tài sản hộ gia đình), điều này ngụ ý sự dễ bị tổn thương lớn hơn nhiều trước bất kỳ sự suy thoái thị trường nào, đối với cả cá nhân và toàn bộ nền kinh tế.
Hãy xem xét rằng kể từ năm 1995, “cổ phiếu đã trở thành động lực biên của nguồn thu thuế Liên bang Mỹ”, theo một bài thuyết trình tháng 1 của nhà phân tích Luke Gromen. Ông viết: “Nếu cổ phiếu giảm quá sâu và duy trì ở mức thấp, chi tiêu tiêu dùng và GDP của Mỹ sẽ rơi vào suy thoái, đẩy thâm hụt lên cao”. Điều này sẽ xảy ra vào thời điểm lạm phát vẫn còn là một mối lo ngại và phí bảo hiểm rủi ro mà các nhà đầu tư yêu cầu đối với tài sản của Mỹ đang tăng lên.
Dù có thuế quan hay không, hầu hết các nhà phân tích tin rằng sẽ có một đợt điều chỉnh giá cổ phiếu lớn hơn của Mỹ sắp tới. Cổ phiếu Mỹ vẫn bị định giá quá cao so với các công ty cùng ngành. Và báo cáo ổn định tài chính mới nhất của IMF đã coi đây là một rủi ro lớn đối với thị trường toàn cầu.
Một mối lo ngại đáng kể khác mà tôi có về thị trường Mỹ là sự gia tăng mạnh mẽ của nợ và đòn bẩy khu vực tư nhân trong vài năm qua. Hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ thị trường tín dụng tư nhân đang bùng nổ, đặc biệt là từ các công ty bị coi là quá rủi ro đối với các khoản vay ngân hàng.
Nhiều quỹ tín dụng tư nhân thực hiện cho vay có ngày đáo hạn, có nghĩa là một khoảng thời gian mà họ không còn có thể gia hạn các khoản vay, sẽ đến hạn từ bây giờ đến năm 2027.
Như Corey Frayer, một cựu cố vấn cấp cao của SEC về ổn định tài chính và hiện là giám đốc bảo vệ nhà đầu tư tại Liên đoàn Người tiêu dùng Mỹ, chỉ ra cho tôi: “Nếu bạn sự suy thoái trong môi trường kinh doanh đến cùng lúc với thời điểm nhiều khoản tín dụng tư nhân đến hạn, thì sẽ cso rất nhiều vụ phá sản”.
Điều này có thể dẫn đến không chỉ sự thất bại của hoạt động ngân hàng ngầm mà còn cả các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng chính thức, lĩnh vực này tiếp xúc với các tổ chức phi ngân hàng nhiều hơn so với năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra.
Điểm cuối cùng cần đề cập là việc đưa thêm rủi ro vào hệ thống tài chính Mỹ dưới hình thức tiền điện tử, vào thời điểm chính quyền Trump có thái độ lỏng lẻo đối với việc thực thi quy định, chủ động cắt giảm nhân viên tại Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch và cắt giảm đáng kể Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng.
Cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều ủng hộ Đạo luật Genius, đạo luật sẽ mở ra cánh cửa cho việc sử dụng tiền điện tử trong nền kinh tế thực, có khả năng khuếch đại những rủi ro đã nêu ở trên.
Chính phủ Biden đã buộc phải hỗ trợ nền tảng tiền điện tử Circle khi Ngân hàng Thung lũng Silicon phá sản. Luật mới, gần đây đã vượt qua các rào cản ban đầu ở cả Thượng viện và Hạ viện, sẽ khuyến khích nhiều người chơi chính thức và không chính thức tham gia vào tiền điện tử, đây tất nhiên là một lĩnh vực mà cả Tổng thống Trump và người thân cận của ông là Elon Musk đều có lợi ích cá nhân.
Tôi không hẳn là dự đoán rằng một cuộc khủng hoảng thanh khoản do nợ doanh nghiệp hoặc tiền điện tử gây ra sẽ đánh sập nền kinh tế Mỹ — mặc dù tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo đến từ những lĩnh vực đó. Thay vào đó, quan điểm của tôi là bạn không cần phải tin rằng một cuộc chiến thương mại sắp xảy ra để thấy rằng thị trường tài sản của Mỹ ngày càng rủi ro và vẫn bị định giá quá cao. Thêm vào đó là sự thiếu hụt niềm tin do Trump tạo ra, và tôi có thể nói rằng kịch bản ngày tận thế của đồng đô la vẫn còn dư địa để tiếp diễn.
FT