Thị trường "nín thở" chờ đợi báo cáo CPI Hoa Kỳ tháng 4

Thị trường "nín thở" chờ đợi báo cáo CPI Hoa Kỳ tháng 4

Trần Kiều Oanh

Trần Kiều Oanh

Junior Analyst

18:09 10/05/2023

Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) dự kiến công bố dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 vào tối nay.

Đồng USD nỗ lực phục hồi sau cập nhất báo cáo bảng lương NFPs tháng 4 tăng mạnh mẽ. Theo kết quả cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đối với các cán bộ phụ trách hoạt động cho vay ngân hàng, nhu cầu vay tiền của doanh nghiệp và các hộ gia đình đang suy giảm, trong khi các điều kiện tín dụng tiếp tục bị thắt chặt trong những tháng đầu năm 2023. Cuộc khảo sát đã dấy lên những lo ngại về rủi ro khủng hoảng tín dụng, đánh dấu cho tác động dồn tích từ loạt động thái siết chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng Hoa Kỳ. Các điều kiện tín dụng yếu kém phần nào lại hỗ trợ đồng USD tăng trở lại.

Mọi con mắt đang hướng tới báo cáo CPI tháng 4 của Hoa Kỳ, các trader chờ đợi phương án điều chỉnh chính sách từ NHTW trong cuộc họp tháng 6. Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng Hoa Kỳ trên cơ sở hàng năm, được dự đoán tăng 5.0% trong tháng 4. Chỉ số CPI trừ Thực phẩm và Năng lượng dự kiến tăng nhẹ từ 5.5% lên 5.6% y/o/y.

Báo cáo CPI Hoa Kỳ có tác động lớn đến quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang khi ngân hàng khẳng định trong cuộc họp ngày 3 tháng 5 "sẽ theo dõi sát sao các dữ liệu kinh tế" trước khi đưa ra quyết định lãi suất tiếp theo. Lạm phát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cùng khủng hoảng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng Mỹ buộc Fed nâng phạm vi mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang thêm 25 điểm cơ bản (lên 5.25%). Tuy nhiên, trong phiên họp báo sau cuộc họp, chủ tịch Jerome Powell đã lưu ý rằng Fed sẵn sàng điều chỉnh lập trường chính sách để giảm thiểu rủi ro kinh tế. Theo Công cụ FedWatch của CME Group, các thị trường hiện pricing 90% khả năng Fed sẽ tạm dừng lãi suất vào tháng 6 tới.

Giá cổ phiếu các ngân hàng khu vực tại Mỹ giảm mạnh, trong đó nhiều mã giảm ở mức 2 con số. Cổ phiếu PacWest có trụ sở tại California đã giảm 50%, trong khi cổ phiếu của Western Alliance cũng giảm gần 40%. Việc ngân hàng Mỹ First Republic sụp đổ và được bán cho JPMorgan Chase gần đây được xem là thời khắc giải tỏa cảm xúc mạnh mẽ đối với các ngân hàng tại Mỹ nhưng cũng là một dấu hiệu của cuộc khủng hoảng niềm tin trong hệ thống tài chính Mỹ. Việc theo dõi triển vọng lạm phát Hoa Kỳ là cần thiết đặc biệt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô biến động.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trump biến Mỹ thành thị trường mới nổi

Các CEO phương Tây cần cắp sách theo học các nước đang phát triển để biết cách ứng phó với những người đàn ông quyền lực với tình hình chính trị bất ổn và các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ