Lạm phát? Fed? Covid? Rủi ro nhiều đó, nhưng chứng khoán vẫn sẽ trụ vững trong năm 2022!

Lạm phát? Fed? Covid? Rủi ro nhiều đó, nhưng chứng khoán vẫn sẽ trụ vững trong năm 2022!

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

18:05 11/01/2022

Lạm phát, thắt chặt chính sách tiền tệ và Covid-19 tiếp tục gây sức ép lên thị trường chứng khoán, nhưng nhiều chuyên gia phân tích không tin rằng sẽ có một đợt điều chỉnh mạnh trong năm 2022.

Chứng khoán Mỹ đã có tuần chào năm mới tệ thứ hai kể từ ngày Lehman Brothers phá sản, trước sự hawkish từ Fed và cổ phiếu công nghệ bị bán tháo. Xu hướng này tiếp tục trong phiên thứ Hai, chứng khoán toàn cầu một lần nữa đỏ lửa.

Bất ngờ chính từ biên bản cuộc họp FOMC tháng trước là việc các nhà hoạch định chính sách đang muốn thu hẹp bảng cân đối kế toán. Ảnh hưởng của việc này, theo Deutsche Bank, đã bị thị trường xem thường.

Chủng Omicron bùng phát toàn cầu cũng là một đám mây đen bao phủ lên triển vọng cổ phiếu vài tháng gần đây, với số ca nhiễm hàng ngày chạm mức kỷ lục, buộc nhiều quốc gia phải thắt chặt hạn chế chống dịch.

“Dù chủng Omicron đã khiến nhiều nơi tăng cường kiểm soát, đà hồi phục kinh tế vẫn rất vững vàng, chứng khoán cũng không gặp rủi ro điều chỉnh sâu,” theo Luca Paolini, chiến lược gia trưởng tại Pictet Asset Management.

Paolini cho rằng thị trường lao động, nhu cầu tiêu dùng và sức khỏe tài chính doanh nghiệp ổn định vẫn đang hỗ trợ kinh tế hồi phục. Do vậy, Pictet đang tìm cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong năm 2022.

Tuy nhiên, Paolini cũng thừa nhận dù kỳ vọng tăng trưởng vẫn cao, đặc biệt là ở Mỹ và châu u, lạm phát là một rủi ro đáng ngại - và nhiều khả năng sẽ đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2022. Fed tăng lãi suất cũng là một sự kiện đáng chú ý.

Dù Pictet vẫn rất lạc quan với cổ phiếu, riêng đội của Paolini đang trung lập khi tình hình thanh khoản tại Mỹ chuyển xấu và cổ phiếu vẫn đang được định giá rất cao.

James Solloway, chiến lược gia trưởng, bộ phận quản lý tài sản của SEI Investments, cũng có chung nhận định, cho rằng tăng trưởng GDP sẽ giảm, thị trường lao động sẽ tiếp tục trong cảnh cung không đủ cầu, lạm phát sẽ đạt đỉnh và Covid tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn; kinh tế toàn cầu sẽ vượt qua được một số bất lợi này.

“Dù vẫn còn một số hoạt động đầu cơ tại các mảng như cổ phiếu meme, công ty séc trắng (SPAC), tiền điện tử và NFT, chúng tôi không nghĩ cơn sốt đầu cơ sẽ khiến thị trường cổ phiếu điều chỉnh trong năm 2022.”

Theo George Lagarias, kinh tế trưởng tại Mazars, thị trường cũng không nên quá tự mãn rằng đại dịch sắp kết thúc chỉ vì số liệu ban đầu cho thấy chủng Omicron không nặng như các chủng Covid trước.

“Ta không thể rơi vào bẫy cố gắng dự đoán khi nào đại dịch kết thúc, khi phía trước vẫn rất khó đoán. Chỉ cần một chủng Covid kháng vắc xin khác, công sức tiêm vắc xin suốt nhiều tháng trời coi như đổ sông đổ bể.”

Rủi ro định giá chứng khoán quá cao

Lagarias cũng cho rằng chứng khoán Mỹ đang đắt và quá tập trung, có thể thấy rất rõ sau đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ hôm qua - nhưng cũng đưa ra một số lựa chọn thay thế.

Ông cho biết khả năng tài sản rủi ro điều chỉnh đang rất cao do việc các ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt, và lạm phát cũng là một tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

“Sự khó đoán này không tốt cho doanh nghiệp, nhưng ta vẫn không thể biết tài sản rủi ro sẽ trôi dạt về đâu, do động lực chính đã tách rời các yếu tố trên từ rất lâu.”

“Hoặc là quan điểm “thanh khoản tồn đọng” và “không có gì thay thế được cổ phiếu” đúng, hoặc là thị trường rơi vào trạng thái sợ hãi, và biến động dài hạn tăng.”

Kristina Hooper, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco, cũng dự báo chứng khoán Mỹ điều chỉnh trong năm 2022, nhưng sẽ hồi phục nhanh chóng.

“Rất lâu rồi ta chưa có đợt điều chỉnh mạnh nào, và đợi càng lâu, khả năng điều chỉnh càng cao. Với việc Fed đang rục rịch bình thường hóa chính sách trong nửa đầu năm 2022 và bắt đầu tăng lãi suất, khả năng này thậm chí còn cao hơn nữa. “

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ