Kinh tế Trung Quốc tăng tốc để đạt mục tiêu 2024: Cơ hội phục hồi và rào cản từ Mỹ

Kinh tế Trung Quốc tăng tốc để đạt mục tiêu 2024: Cơ hội phục hồi và rào cản từ Mỹ

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

07:44 17/01/2025

Kinh tế Trung Quốc được dự báo phục hồi mạnh trong quý IV năm 2024 nhờ loạt chính sách kích thích kinh tế, giúp chính phủ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nguy cơ từ các loại thuế mới của Mỹ có thể khiến đà phục hồi gặp khó khăn.

Khảo sát của Reuters dự đoán GDP Trung Quốc tăng 5.0% trong quý IV so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 4.6% của quý III. Tăng trưởng cả năm 2024 dự kiến đạt 4.9%, gần bằng mục tiêu chính thức khoảng 5%. Trước đó, năm 2023, GDP đã tăng 5.2%.

Ông Larry Hu, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie, cho biết chính sách điều chỉnh của Bắc Kinh từ tháng 9 cho thấy quyết tâm mạnh mẽ để đạt được mục tiêu này. Truyền thống của Trung Quốc là hiếm khi không hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng.

“Nhờ điều này, GDP quý IV có thể tăng trên 5% so với cùng kỳ, giúp GDP cả năm đạt khoảng 5%,” ông Hu nhận xét. “Nếu mục tiêu GDP năm 2025 cũng ở mức 5%, chính phủ sẽ phải cân nhắc kích thích các lĩnh vực yếu như tiêu dùng hay bất động sản, tùy vào ảnh hưởng của thuế quan đến các lĩnh vực mạnh như xuất khẩu và sản xuất.”

Về tăng trưởng quý, GDP được dự báo tăng 1.6% trong quý IV, cao hơn mức 0.9% của quý III.

Nhiều biện pháp kích thích kinh tế

Từ tháng 9, chính phủ Trung Quốc đã triển khai các biện pháp như giảm lãi suất, bơm tiền vào thị trường, xử lý nợ địa phương, và mở rộng chương trình khuyến mãi cho hàng tiêu dùng như đồ gia dụng và ô tô, giúp thúc đẩy doanh số bán lẻ.

Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đối mặt nhiều thách thức. Sự phục hồi sau đại dịch diễn ra ngắn ngủi do khủng hoảng bất động sản kéo dài, nợ địa phương tăng cao và nhu cầu tiêu dùng yếu.

Xuất khẩu – điểm sáng hiếm hoi – có thể suy yếu khi ông Donald Trump, người đề xuất áp thuế nặng lên hàng hóa Trung Quốc, sắp quay lại Nhà Trắng vào tuần tới.

Mặc dù xuất khẩu mạnh đã giúp thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt kỷ lục 992 tỷ USD năm ngoái, đồng nhân dân tệ vẫn chịu áp lực. Việc đồng USD tăng giá, lợi suất trái phiếu Trung Quốc giảm, cùng nguy cơ thuế quan cao hơn đã đẩy đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong 16 tháng qua.

Thách thức phía trước

Tại cuộc họp tháng 12, lãnh đạo Trung Quốc cam kết tăng thâm hụt ngân sách, phát hành thêm trái phiếu và nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng năm 2025.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho năm 2025, với mức thâm hụt ngân sách kỷ lục 4% và phát hành 3,000 tỷ nhân dân tệ (409.2 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt, theo Reuters.

Mục tiêu này tham vọng hơn năm trước, khi kinh tế đang chậm lại và đối mặt nhiều áp lực bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025 được dự báo giảm còn 4.5% và năm 2026 tiếp tục giảm xuống 4.2%.

Chính phủ sẽ công bố mục tiêu tăng trưởng và các gói kích thích tại kỳ họp quốc hội vào tháng 3.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc dự kiến thực hiện các biện pháp mạnh tay nhất trong một thập kỷ để thúc đẩy kinh tế, nhưng điều này cũng có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lực nhanh chóng.

Dữ liệu tháng 12 được công bố cùng với GDP dự kiến cho thấy tiêu dùng cải thiện trong khi sản xuất duy trì ổn định.

Doanh số bán lẻ – chỉ số quan trọng đo lường tiêu dùng – được kỳ vọng tăng 3.5% trong tháng 12 so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 3.0% của tháng 11. Sản lượng công nghiệp dự kiến tăng 5.4% trong tháng 12, tương đương mức tăng của tháng trước.

(1 USD = 7.3315 nhân dân tệ)

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quan chức của Trump cũng không tránh khỏi tác động của suy thoái thị trường
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Quan chức của Trump cũng không tránh khỏi tác động của suy thoái thị trường

Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick có thể được hưởng một khoản lớn ưu đãi thuế lãi vốn. Nhưng để đạt được điều đó, ông sẽ phải chấp nhận khoảng 54 triệu đô la Mỹ thua lỗ trên giấy tờ khi các chính sách thuế quan mà ông ủng hộ đã gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính.
Đồng Yên Nhật giảm nhẹ khi nhu cầu trú ẩn an toàn giảm bớt
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng Yên Nhật giảm nhẹ khi nhu cầu trú ẩn an toàn giảm bớt

Đồng Yên Nhật thu hút một số bên bán khi căng thẳng thương mại dịu bớt làm suy yếu nhu cầu trú ẩn an toàn. Hy vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật và rủi ro địa chính trị sẽ giúp hạn chế mọi sự sụt giảm đáng kể. Kỳ vọng chính sách trái ngược giữa BoJ và Fed sẽ tiếp tục hỗ trợ JPY có lợi suất thấp hơn.
Cập nhật thị trường: Chứng khoán châu Á dự kiến sẽ mở cửa khá ảm đạm
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cập nhật thị trường: Chứng khoán châu Á dự kiến sẽ mở cửa khá ảm đạm

Chứng khoán châu Á được dự báo sẽ mở cửa khá ảm đạm khi các nhà giao dịch chờ đợi loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp và dữ liệu kinh tế từ Phố Wall trong tuần này, những yếu tố này sẽ cung cấp dấu hiệu về tác động của cuộc chiến thuế quan của Donald Trump.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ