Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Francois Villeroy de Galhau cho biết đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6 sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc giá dầu không ổn định.
Một làn sóng risk-off lan rộng khắp thị trường vào thứ Sáu, khiến AUD và NZD giảm mạnh, JPY tăng bởi tác động từ xu hướng tìm tài sản trú ẩn an toàn khi truyền thông đưa tin về các vụ nổ ở Iran.
ECB không thể bỏ qua hoàn toàn diễn biến lạm phát và chính sách tiền tệ của Mỹ khi vạch ra lộ trình riêng của mình, theo ông Bostjan Vasle, thành viên Hội đồng Thống đốc.
Theo dự báo mới nhất từ Bundesbank (Ngân hàng Trung ương Đức), nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất, đà tăng kim ngạch xuất khẩu và sự bùng nổ của ngành xây dựng đầu năm nay, nền kinh tế Đức có khả năng thoát khỏi nguy cơ suy thoái trong mùa đông.
ECB sẽ thiết lập chính sách tiền tệ dựa trên tình hình nội bộ của khu vực Eurozone, khẳng định sẽ không phụ thuộc vào Mỹ, theo Mario Centeno, thành viên của Hội đồng Thống đốc.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cho biết nền kinh tế Đức có thể đang bắt đầu hồi phục sau khi bị tác động bởi hàng loạt cú sốc trong những năm gần đây.
Theo thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Francois Villeroy de Galhau, ECB cần phải giảm lãi suất thêm trong năm nay và sang năm sau đợt cắt giảm bắt vào tháng 6.
CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.
Theo Olli Rehn, thành viên Hội đồng Thống đốc, lạm phát giảm mở đường cho ECB bắt đầu giảm lãi suất vào mùa hè tới. Tuy nhiên, các yếu tố địa chính trị vẫn có thể khiến kế hoạch này bị hủy bỏ.