Mặc dù các nhà đầu tư tiếp tục dự đoán những kịch bản tốt nhất cho xu hướng trung hạn quanh việc lạm phát và lãi suất cùng giảm, thì tăng trưởng cũng đang chậm lại. Các ngân hàng trung ương vẫn đang thắt chặt chính sách, hạn chế khả năng tăng giá của các tài sản rủi ro.
Mọi con mắt đang đổ dồn vào dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ. Sau khi giảm đều đặn vài tháng qua, CPI được kỳ vọng sẽ tăng nhẹ do hiệu ứng cơ sở. Các chỉ số chứng khoán của Hoa Kỳ đang giao dịch gần ngưỡng kháng cự và sẽ đối mặt với thời điểm quyết định
Tâm lý risk-off bao trùm đầu phiên giao dịch ngày hôm nay. Đó là một tâm trạng thận trọng khi các nhà đầu tư chờ đợi tiến triển về trần nợ của Hoa Kỳ và báo cáo lạm phát tối nay. Tổng thống Joe Biden đã tổ chức một cuộc họp với các nhà lãnh đạo Quốc hội sau giờ giao dịch của Hoa Kỳ và sẽ họp tiếp vào thứ Sáu. Chứng khoán Mỹ giảm trong khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ và USD tăng.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda chỉ ra trong bài phát biển rằng việc kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) của họ sẽ có hiệu lực trong tương lai gần.
Hoa Kỳ sẽ công bố báo cáo CPI trong tuần này con số này sẽ báo hiệu liệu Cục Dự trữ Liên bang có thể tạm dừng tăng lãi suất vào tháng tới hay không. Ngân hàng Anh dự kiến sẽ tăng lãi suất một lần nữa, Trung Quốc công bố thêm dữ liệu kinh tế và giá dầu tiếp tục gặp khó khăn.
Các công ty xây dựng nhà ở đang triển khai các ưu đãi rất hời khiến người mua không thể bỏ qua. Điều đó có thể hỗ trợ giá bất động sản và thúc đẩy lạm phát trong những tháng tới.
EUR/USD đang trên đà tăng giá, được hỗ trợ bởi kỳ vọng ngân hàng trung ương. Thị trường tiếp tục định giá Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ diều hâu hơn Cục Dự trữ Liên bang, một nhân tố đã giúp thúc đẩy EUR trong quý IV/2022.
Chỉ số CPI công bố thấp hơn một chút so với kỳ vọng vào tháng 3 sẽ mang lại một chút nhẹ nhõm cho Fed. Tuy nhiên, CPI lõi vẫn tăng cao cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng và việc cắt giảm sản lượng gần đây của OPEC+ cho thấy tin tích cực về lạm phát có thể chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn.