Liệu các nhà đầu tư đã chuyển nỗi lo lạm phát tăng cao sang lo lắng về việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị đình trệ? Có lẽ vậy, nhưng vẫn có nhiều người lạc quan về triển vọng thu nhập doanh nghiệp và nền kinh tế trong những tháng tới.
Tuần lễ yên tĩnh sắp tới có thể xuất hiện những biến động mạnh bất ngờ nếu Cục Dự trữ Liên bang tiết lộ suy nghĩ của họ về chương trình mua trái phiếu.
Sự lạc quan về vắc-xin đang loại bỏ các rủi ro liên quan đến chủng virus mới, với chứng khoán Hoa Kỳ đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại vào thứ Ba. Những nhịp tăng nhỏ cho thấy thị trường vẫn còn thiếu niềm tin, nhưng nửa đầu năm đã mang lại mức tăng ấn tượng hai con số trên hầu hết các chỉ số chính. Ngoại trừ mức tăng 9.7% của FTSE 100.
Việc so sánh năm 2021 so với một năm trung bình của thị trường chứng khoán toàn cầu cho thấy các nhà đầu tư đang trải qua giai đoạn tăng giá mạnh mẽ như thế nào, nhưng cũng có thể họ sẽ sớm bước vào giai đoạn suy yếu theo mùa.
Một khuynh hướng hawkish từ Cục Dự trữ Liên bang đang trở thành quan điểm đồng thuận của thị trường lúc này. Lợi suất Hoa Kỳ nhận được nhu cầu nhẹ cùng với đồng đô la cho thấy một số vị thế đang được điều chỉnh để chuẩn bị cho sự thay đổi định hướng chính sách - ngay cả khi tín hiệu giảm dần chương trình mua tài sản hoặc sự thay đổi quan trọng trong thái độ vẫn khó xảy ra. Ngưỡng "tiến bộ đáng kể" vẫn chưa được đáp ứng và dữ liệu ngày hôm nay khó có thể thay đổi cuộc chơi.
Chứng khoán toàn cầu đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Hãy chờ xem liệu điều đó có bền vững hay không khi các nhà hoạch định chính sách đang dần thu hẹp chính sách hỗ trợ. Hãy nhìn Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, người nắm giữ cổ phiếu lớn nhất trong nước, đã không mua vào trong tháng 5 lần đầu tiên kể từ năm 2013. Các nhà đầu tư bitcoin cũng dường như đã thấy quá đủ, với việc thiếu các giao dịch mua mới dẫn đến đà lao dốc xuống dưới 33,000 USD.
Nhờ việc mở cửa trở lại sau đại địch của các nền kinh tế lớn trên thế giới, tốc độ hồi phục dự kiến sẽ bật tăng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021 kết hợp với áp lực lạm phát gia tăng đã buộc các ngân hàng trung ương bắt đầu bàn luận về viễn cảnh giảm các gói cứu trợ bằng các đợt tăng lãi suất vào cuối năm 2022 đầu năm 2023.
Khi tháng 5 dần trôi qua, câu ngạn ngữ "sell in May and go away" không có vẻ gì sẽ thực sự xảy ra. Kỳ vọng lạm phát tại Mỹ hầu như không thay đổi, giống như lợi suất TPCP Đức kỳ hạn 10 năm, vào khoảng -0.20%. S&P 500 tăng 0.4% trong khi Euro Stoxx 50 tăng 1.4%. Dòng chảy cuối tháng cùng với dữ liệu tại Mỹ và phát biểu của các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ làm gia tăng biến động trong hôm nay - nhưng điều đó có thể không xảy ra khi hợp đồng tương lai chứng khoán đi ngang với khối lượng giao dịch thấp và đồng đô la ổn định.
Quên lạm phát đi. Giảm phát mới là mối đe dọa trực tiếp nhất mà thị trường tài chính toàn cầu phải đối mặt lúc này - cụ thể là bong bóng đầu cơ giảm phát đã thúc đẩy phần lớn đà tăng của tài sản rủi ro vào năm ngoái.
Dữ liệu châu Âu tiếp tục gây bất ngờ với mức tăng vượt dự báo, củng cố niềm tin vào câu chuyện phục hồi. Ngay cả với hành động giá khá bi quan khi chứng khoán điều chỉnh từ mức cao kỷ lục, tâm lý thị trường vẫn tiếp tục hướng đến một triển vọng lạc quan. Chỉ cần nhìn vào thước đo kỳ vọng ZEW của Đức cao hơn dự báo rất nhiều là có thể thấy rõ điều đó.
Thật khó để bỏ qua áp lực lạm phát, cho dù bạn có là thành viên ngân hàng trung ương đi nữa. Các nhà đầu tư vào cổ phiếu công nghệ đã chú ý đến điều này đầu tiên với Nasdaq 100 hôm thứ Hai giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 3, trong khi chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc tăng nhanh. Hợp đồng tương lai VIX tăng cao hơn do tâm lý lo ngại rủi ro trên diện rộng và thị trường chứng khoán châu Âu cũng sẽ theo chân các "đồng nghiệp" bên kia Đại tây dương sụt giảm.