Reuters: Chứng khoán thế giới mất dần đà tăng, có thể bị điều chỉnh vào cuối năm

Reuters: Chứng khoán thế giới mất dần đà tăng, có thể bị điều chỉnh vào cuối năm

16:45 26/08/2021

Mức tăng tiếp theo, nếu có, sẽ hạn chế và một đợt điều chỉnh có thể xảy ra vào cuối năm, theo kết quả khảo sát giới phân tích của Reuters.

Nhà giao dịch tại sàn chứng khoán New York ngày 28/7. Ảnh: Reuters.
Nhà giao dịch tại sàn chứng khoán New York ngày 28/7. Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán thế giới đã phục hồi hơn 90% kể từ đáy trong làn sóng Covid-19 đầu tiên, theo chỉ số MSCI World Equity theo dõi cổ phiếu tại 50 quốc gia. Tuy nhiên, đà tăng này đang ngày càng khó giữ.

Sự lây lan của biến chủng Delta và kế hoạch của Fed về siết chương trình mua tài sản khả năng cao sẽ khiến thị trường chứng khoán biến động trong những tháng tới.

“Xúc tác mùa lợi nhuận tích cực đã ở phía sau đồng nghĩa một số tín hiệu tiêu cực vĩ mô đang lan dần sang cổ phiếu”, Emmanuel Cau, giám đốc chiến lược cổ phiếu châu Âu tại Barclays, London, Anh, nói.

“Về trung hạn, tăng trưởng kinh tế/lợi nhuận bền bỉ cùng thanh khoản vượt mước dường như vẫn là động lực chính của thị trường, theo quan điểm của chúng tôi. Yếu tố này sẽ tiếp tục thúc đẩy tâm lý ‘bắt đáy’ dù nhà đầu tư lúc này có thể chọn quan sát thị trường, bởi vẫn chưa có đợt điều chỉnh đáng chú ý nào trong 12 tháng qua”.

Tuần trước, chứng khoán thế giới ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ tháng 6 nhưng nhanh chóng phục hồi gần như toàn bộ.

Dù vậy, 2/3 số nhà phân tích tham gia khảo sát của Reuters – tức 66 trong số 107 người – nói thị trường chứng khoán thế giới có thể đối mặt một đợt điều chỉnh vào cuối năm. 41 người còn lại cho rằng kịch bản đó khó xảy ra.

“Tình hình cơ bản vẫn rất hỗ trợ ngay cả khi thị trường đã tăng mạnh. Tuy nhiên, động lực kinh tế mạnh nhất đang đạt đỉnh, sẽ dẫn đến một kịch bản bất ổn nào đó”, theo Tomas Hildebrandt, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại Evli Bank, Helsinki, Phần Lan.

“Liệu đòn bẩy tăng trưởng có đủ giữ thị trường?”, ông đặt câu hỏi.

Kích thích không dài mãi 

Hầu hết trong 17 chỉ số được khảo sát đều cho thấy thị trường sẽ giữ được mức tăng trưởng 2 con số đạt được năm nay, theo quan điểm trung bình của hơn 250 nhà phân tích cổ phiếu đưa ra giai đoạn 11 – 24/8.

Tuy nhiên, số phận bất ổn của đề xuất chi tiêu 3.500 tỷ USD tại Mỹ cùng nguy cơ lạm phát tăng khiến ngân hàng trung ương các nước phải thu hồi chính sách hỗ trợ có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

“Thị trường đang được thúc đẩy bởi lượng lớn kích thích từ chính phủ và lãi suất thấp. Nhưng điều đó không kéo dài mãi mãi”, Dan Morgan, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Synovus Trust, Atlanta, bang Georgia, nói.

15 chỉ số dự báo thị trường sẽ giữ ở mức hiện tại hoặc tăng chưa đến 4% vào cuối năm nay, bất chấp các nhà phân tích đều nâng kỳ vọng với gần như các thị trường chứng khoán so với khảo sát hồi tháng 5.

Tuy nhiên, giới phân tích tin lợi nhuận doanh nghiệp sẽ được giữ vững, nhờ đà phục hồi kinh tế toàn cầu.

Gần 90% nhà phân tích tham gia khảo sát – tức 97 trong 110 người trả lời câu hỏi bổ sung – nói lợi nhuận doanh nghiệp còn tăng trong 12 tháng tới. 7 người chọn “giữ nguyên” và người cho rằng “sẽ giảm”.

Nếu các dự báo từ giới phân tích thành hiện thực, chỉ có chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản, được cho là sẽ vượt trội trong năm nay, có thể tăng tiếp năm 2022.

Chỉ số S&P 500, vừa lập đỉnh lần thứ 51 năm nay trong phiên 25/8, được dự báo chốt năm ở quanh mức hiện tại và tăng 5% đến cuối năm 2022.

Trung bình các dự báo còn cho thấy đà tăng của thị trường chứng khoán mới nổi (EM) sẽ giảm dần vào đầu năm sau.

“Chúng tôi cho rằng lợi suất thấp là yếu tố chính đang hỗ trợ đà tăng vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2020, thúc đẩy giá cổ phiếu EM”, theo Thomas Mathews, kinh tế gia thị trường tại Capital Economics tại London, Anh.

“Chúng tôi không dự báo có mức tăng lớn đáng kể trong cổ phiếu EM trong vài năm tới, ngay cả khi các nền kinh tế đó phục hồi từ đại dịch”.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Lạm phát Tokyo "nóng" nhất 2 năm qua, giá gạo tăng vọt 93%!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Lạm phát Tokyo "nóng" nhất 2 năm qua, giá gạo tăng vọt 93%!

Tốc độ lạm phát tại Tokyo đã gia tăng so với tháng trước và đạt mức cao nhất trong hai năm qua, củng cố cho lập trường tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) - hiện đang đối mặt với các yếu tố bất định từ biện pháp áp thuế quan của Hoa Kỳ.
Đâu là lựa chọn đầu tư khôn ngoan giữa vàng và cổ phiếu trong thời điểm hiện tại?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đâu là lựa chọn đầu tư khôn ngoan giữa vàng và cổ phiếu trong thời điểm hiện tại?

Bất chấp biến động mạnh trên thị trường vàng trong tuần vừa qua, đà tăng ấn tượng lên ngưỡng 3,500 USD minh chứng cho tiềm năng phát triển xuất sắc của kim loại quý này. Theo khuyến nghị từ một chuyên gia quản lý quỹ, các nhà đầu tư nên chiến lược hóa việc tận dụng các giai đoạn điều chỉnh giá để từng bước xây dựng danh mục đầu tư với tỷ trọng vàng lý tưởng khoảng 10%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ