Phá giá Nhân dân tệ: Liệu Trung Quốc có dám mạo hiểm?

Phá giá Nhân dân tệ: Liệu Trung Quốc có dám mạo hiểm?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:43 29/04/2024

Thị trường tài chính đang rộ lên tin đồn Trung Quốc có thể sẽ phá giá đồng nhân dân tệ để kích thích nền kinh tế đang trì trệ, biện pháp này được cho là cực đoan và gây nhiều tranh cãi.

Phe ủng hộ cho rằng phá giá mạnh sẽ giúp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu và tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương hạ lãi suất. Phe phản đối lo ngại việc này sẽ dẫn đến dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc, đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá và gây mất ổn định thị trường tiền tệ toàn cầu.

Mặc dù đây chỉ là một quan điểm thiểu số, nhưng nó đang thu hút sự chú ý khi Trung Quốc đang tìm kiếm các biện pháp kích thích nền kinh tế và lấy lại lòng tin của nhà đầu tư, vốn đang thất vọng với các gói hỗ trợ tài chính và tiền tệ nhỏ lẻ.

Đây là phương án gây tranh cãi, chưa từng được thực hiện kể từ cuộc phá giá gây chấn động năm 2015, khiến các tài sản bằng nhân dân tệ lao dốc và trở thành cuộc khủng hoảng niềm tin về khả năng kiểm soát thị trường của Trung Quốc.

Bob Elliott , giám đốc điều hành của Unlimited Funds, nhận định: "Phá giá mạnh một lần sẽ hiệu quả hơn nhiều so với các biện pháp nhỏ lẻ từng phần".

Trong kịch bản phá giá của Elliott, đồng nhân dân tệ có thể giảm 10% đến 20%.

Diễn biến USDCNY

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đang gặp khó khăn khi phải thực hiện hai mục tiêu xung đột nhau, khi PBOC cần giảm chi phí vay vốn để phục hồi kinh tế, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc đồng Nhân dân tệ mất giá so với USD, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính.

Hiện tại, mục tiêu của PBOC càng khó đạt được hơn do đồng Nhân dân tệ đang chịu áp lực bởi nhiều yếu tố: đồng USD tăng giá, dòng vốn chảy ra khỏi nền kinh tế và lo ngại về chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Việc ấn định tỷ giá đang khiến PBOC đau đầu. Đồng Nhân dân tệ đang tiệm cận mức đáy so với USD, làm tăng nguy cơ "'trục trặc" giao dịch. Tuy nhiên, so với rổ tiền tệ của các nước khác, nhân dân tệ lại là một trong những đồng tiền mạnh nhất trong gần một năm, điều này ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu, vốn đã trì trệ của Trung Quốc.

“Chiến tranh tiền tệ thực sự” dẫn đến câu hỏi liệu PBOC có nên hy sinh sự ổn định tiền tệ để ưu tiên tăng trưởng hay không. Đối với một số người, câu trả lời quá rõ ràng.

Brad Bechtel, trưởng bộ phận ngoại hối toàn cầu tại Jefferies Financial Group, viết: “Có lẽ họ nên làm vậy để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế giảm phát và hỗ trợ tăng trưởng nội địa. Nhưng tôi không nghĩ họ sẽ làm vậy.”

Lý do là vì hậu quả có thể rất lớn.

Trong nước, đồng Nhân dân tệ yếu đi đáng kể có thể giáng một đòn mạnh vào niềm tin của nhà đầu tư, làm trầm trọng thêm tình trạng bán tháo cổ phiếu, thúc đẩy dòng vốn chảy ra và làm tăng chi phí cho các công ty nội địa vay nợ ngoại tệ. Mọi chuyện sẽ phức tạp hơn khi PBOC can thiệp để làm chậm quá trình mất giá thông qua các biện pháp kiểm soát vốn, điều này có thể khiến thị trường biến động hơn do chính sách thiếu rõ ràng.

Trên toàn cầu, động thái phá giá mạnh của Trung Quốc có thể dẫn đến một "cuộc chiến tiền tệ thực sự" theo như nhận định của ông Bechtel. Ông cho rằng, nếu đồng Nhân dân tệ giảm 5-10% thì các đồng tiền của các nước xuất khẩu trong khu vực cũng có thể giảm 3-7%. Điều này khiến các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia có thể can thiệp cùng lúc. Các ngân hàng trung ương sẽ buộc phải tăng lãi suất và thắt chặt thanh khoản thị trường tiền tệ để đảm bảo ổn định, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của các nền kinh tế nói trên.

Nguy cơ này đang ngày càng rõ ràng khi đồng Yên và đồng Won giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Đầu tháng 4, chính phủ Hàn Quốc đã ra tuyên bố cho biết Bộ trưởng Tài chính của họ và người đồng cấp Nhật Bản bày tỏ "những quan ngại sâu sắc" về việc đồng nội tiền của các nước này gần đây yếu đi.

Theo Goldman Sachs, vì mục tiêu ổn định, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có khả năng sẽ chống lại bất kỳ đà mất giá mạnh nào, ngay cả trong trường hợp căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang. Các chuyên gia phân tích, bao gồm Hui Shan, cho biết Bắc Kinh sẽ cố gắng ngăn chặn USDCNY vượt quá 7.7.

Một số nhà đầu tư đang "ẩn náu" vào các tài sản an toàn hơn để chuẩn bị cho cú sốc đối với đồng Nhân dân tệ, bằng chứng là sự gia tăng mạnh của vàng và chứng khoán Hồng Kông do nhu cầu của Trung Quốc thúc đẩy. Tuy nhiên, thời điểm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện động thái 'táo bạo" này vẫn là một ẩn số.

Simon White, chiến lược gia của Bloomberg, cho rằng: “Giao dịch vàng ở Trung Quốc bùng nổ và tồn kho đồng tăng mạnh khiến các nhà hoạch định chính sách suy đoán rằng đồng nhân dân tệ đang trên bờ vực mất giá. Mặc dù đây vẫn là một tail risk, nhưng nó đòi hỏi sự cảnh giác cao hơn khi nền kinh tế ngày càng giảm phát, làm tăng gấp đôi áp lực lên dòng vốn chảy ra ngoài.”

Đối với nhà giao dịch vĩ mô Edouard de Langlade, short Yên đang là chiến lược giao dịch theo vĩ mô rõ ràng nhất. Trong khuyến nghị gửi nhà đầu tư vào tháng 7, ông cho rằng động thái phá giá của Trung Quốc là sự kiện thiên nga đen tiếp theo và đang đặt cược rằng đồng tiền của quốc gia sẽ khó có thể duy trì vững vàng.

Một số người suy đoán ngân hàng trung ương có thể lên kế hoạch phá giá đồng Nhân dân tệ trước cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11, vì điều đó có thể giúp Trung Quốc tránh bị trả đũa nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử. Những người khác cho rằng điều này có thể xảy ra sau khi dòng tiền chảy ra tiếp tục kéo dài trong vài quý.

Tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ so với đồng USD

Cho đến nay, Trung Quốc dường như không có dấu hiệu cho bước đi táo bạo như vậy. Trong nhiều tháng, PBOC đã ấn định tỷ giá hàng ngày để giữ đồng nhân dân tệ ổn định và các ngân hàng quốc doanh thường bán USD để hỗ trợ đồng nội tệ.

Dù có bị phá giá hay không, thì hầu như thị trường đều đang cho rằng đồng Nhân Dân tệ chỉ có 1 con đường, đó là giảm. Các ngân hàng lớn trên Phố Wall bao gồm JPMorgan, Standard Chartered, và Nomura Holdings cho rằng đồng tiền sẽ kết thúc quý II thấp hơn do tâm lý suy yếu.

Và đối với Elliott, trưởng bộ phận ngoại hối tại Bridgewater Associates, vào năm 2015, việc phá giá có thể cho phép đồng nhân dân tệ giao dịch phù hợp hơn với bối cảnh cơ bản và giúp nó đứng vững hơn với vị thế là đồng tiền tệ quốc tế.

Ông nói: “Các nhà hoạch định chính sách cho rằng sự ổn định tỷ giá là điều thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ như một loại tiền tệ quốc tế. Vấn đề là nó bị thao túng chứ không phải nó không ổn định".

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ