Liệu nền kinh tế Mỹ có thể hạ cánh mềm khi các yếu tố nền tảng ngày càng "lung lay"?

Liệu nền kinh tế Mỹ có thể hạ cánh mềm khi các yếu tố nền tảng ngày càng "lung lay"?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:04 20/09/2024

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps trong tuần này cho thấy Cục Dự trữ Liên bang tự tin rằng vấn đề lạm phát sẽ được giải quyết.

Mỹ thống trị các ngành công nghiệp tương lai một cách đáng kinh ngạc. 61% nguồn vốn toàn cầu dành cho các công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Mỹ, cao hơn nhiều so với 17% dành cho các công ty Trung Quốc và 6% cho các công ty châu Âu. Mỹ thu hút 50% nguồn tài trợ khu vực tư nhân toàn cầu cho điện toán lượng tử, trong khi châu Âu chỉ thu hút 5%. Ba công ty lớn của Mỹ chiếm 65% thị phần toàn cầu về dịch vụ điện toán đám mây, và nhiều số liệu tương tự khác.

Hoa Kỳ cũng thống trị nhiều ngành công nghiệp khác, từ hóa chất đến bột giấy. Một trong những niềm vui lớn nhất khi đến thăm nước Mỹ là bạn thường xuyên bắt gặp những công ty hàng đầu thế giới tại các khu vực như Wichita, Kansas (Koch Industries) và Stratham, New Hampshire (Timberland). Nếu nền kinh tế thế giới chia thành các khối cạnh tranh, như đã được cảnh báo, thì Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển mạnh.

Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào "cỗ máy năng suất" này, bạn sẽ thấy có một số "vết nứt". Sự thống trị đặc biệt của 7 công ty công nghệ lớn tại Mỹ không hẳn là điều tốt. Những gã khổng lồ này có thể đang giữ lại những đổi mới cho riêng mình thay vì lan tỏa ra khắp nền kinh tế. Và một số chỉ số kinh tế cơ bản của Mỹ đang ở mức "báo động".

Điểm đáng chú ý nhất là nợ công, hiện chiếm 6% GDP. Cả Kamala Harris và Donald Trump đều không đưa ra kế hoạch đáng tin cậy để giải quyết vấn đề này. Ngược lại: Cả hai ứng cử viên đều đề xuất tăng chi tiêu và cắt giảm nguồn thu, điều này sẽ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là với những đề xuất của Trump.

Số liệu thống kê về tình trạng sức khỏe của người Mỹ cũng không mấy khả quan. Người Pháp có thể sống lâu hơn người Mỹ 6 năm, tính đến năm 2021, và người Đức sống lâu hơn 4.3 năm. Tỷ lệ người Mỹ được xếp vào diện béo phì đã tăng từ 15% vào năm 1980 lên 41.9% hiện nay, con số cao nhất trong các nước phát triển. Béo phì có liên quan đến nhiều bệnh khác, bao gồm bệnh tim, trầm cảm, tăng huyết áp, ung thư và tiểu đường, ảnh hưởng đến 13% dân số.

Các số liệu thống kê về giáo dục cũng rất đáng lo ngại. Năm 2022, Hoa Kỳ xếp thứ 34 về trình độ toán học trong các bài kiểm tra PISA dành cho học sinh 15 tuổi. Năm 2023, học sinh 13 tuổi ở Hoa Kỳ đạt điểm thấp nhất ở môn toán và đọc trong nhiều thập kỷ. Điểm ACT, một kỳ thi tuyển sinh đại học phổ biến, đã giảm trong năm thứ 6 liên tiếp. Điểm số của những học sinh đạt điểm cao nhất cũng đặc biệt đáng lo ngại trong bối cảnh trí thông minh là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế mới. Chỉ có 7% thanh thiếu niên Hoa Kỳ đạt điểm cao nhất về trình độ toán học trong các bài kiểm tra PISA, thấp hơn nhiều so với 23% của học sinh Hàn Quốc.

Hoa Kỳ từ lâu đã hỗ trợ hệ thống giáo dục K-12 kém hiệu quả bằng hệ thống giáo dục đại học đẳng cấp thế giới và khả năng thu hút nhân tài từ nước ngoài. Nhưng cả hai hệ thống giáo dục này đều đang bị đe dọa. Các trường đại học đang bắt đầu giống như General Motors của những năm 1970, bị ảnh hưởng bởi lạm phát, sự phình to của bộ máy hành chính và đang dần mất đi vị thế so với các đối thủ nước ngoài.

Hai phần ba các trường đại học Mỹ đã tụt hạng trong bảng xếp hạng quốc tế của Quacquarelli Symonds QS, một công ty tư vấn giáo dục, trong khi 68% các trường đại học Trung Quốc đã được nâng hạng. Sáu trường đại học Mỹ nằm trong top 100 đã tụt ít nhất 10 bậc. Mười năm trước, các trường đại học Mỹ dễ dàng dẫn đầu thế giới về việc sản xuất các bài báo khoa học được trích dẫn nhiều, theo Nature Index. Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm lĩnh vị trí này.

Các trường đại học Mỹ vẫn là "thỏi nam châm" thu hút nhân tài, với sinh viên nước ngoài (đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc) chiếm phần lớn trong các chương trình tiến sĩ STEM. Nhưng ngày càng có nhiều sinh viên trong số đó trở về nước: Ví dụ, 80% sinh viên Trung Quốc du học Mỹ trong giai đoạn 2007-2017 đã trở về nước, cao hơn nhiều so với chỉ 25% trong giai đoạn 1978-2007. Hệ thống nhập cư phức tạp của Mỹ cũng đồng nghĩa với việc những người muốn ở lại phải vượt qua nhiều rào cản, và có thể vẫn không đạt được mong muốn.

Giải quyết những vấn đề này sẽ là một nhiệm vụ khó khăn ngay cả đối với những chính trị gia tài giỏi nhất. Nhưng các chính trị gia tài giỏi hiện lại không ở Washington. Đảng Cộng hòa và Dân chủ đang xảy ra những bất đồng về cách giải quyết các vấn đề cấp bách của Mỹ, với Đảng Dân chủ thúc đẩy các chính sách tổng thể hơn, ngay cả khi điều này ảnh hưởng đến chất lượng, trong khi Đảng Cộng hòa muốn hạn chế nhập cư, ngay cả khi điều này làm giảm hiệu quả kinh tế. Sự thù địch gay gắt giữa hai bên đã khiến việc ra quyết định chính sách trở nên vô cùng khó khăn.

Không thể phủ nhận rằng hiện tại nền kinh tế Mỹ đang là "siêu sao" toàn cầu, nhất là khi châu Âu thiếu sự đổi mới và Trung Quốc thiếu dân số trẻ. Nhưng ngay cả những siêu sao cũng có thể trở nên quá tự mãn: Kinh tế Mỹ có thể giống Taylor Swift ở thời kỳ đỉnh cao, nhưng cũng có phần giống Elvis Presley vào giai đoạn cuối ở Las Vegas.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ