Khó khăn khi làm bạn với Mỹ: Thương vụ Nippon Steel và bài học từ "friendshoring"

Khó khăn khi làm bạn với Mỹ: Thương vụ Nippon Steel và bài học từ "friendshoring"

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:36 02/01/2025

Năm 2024 chứng kiến sự suy yếu của thuật ngữ “friendshoring” sau những tranh cãi và thử thách thực tế. Dù mang trong mình hy vọng về một liên minh bền vững, khái niệm này đã bị thử thách bởi các yếu tố địa chính trị và kinh tế. Mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt trong thương vụ Nippon Steel, phản ánh sự phức tạp của "tình bạn" trong chính sách đối ngoại hiện đại.

Năm 2024 đã mang đến một mùa bội thu các từ ngữ mới mẻ, phản ánh phần nào những sự kiện và xu hướng định hình năm qua. Đây là dịp để nhìn lại những từ vựng tiêu biểu, không chỉ nói lên chúng ta đã trải qua những gì mà còn cho thấy chúng ta đã thay đổi ra sao dưới tác động của năm cũ.

Song song đó, cũng có những “lời tiễn biệt” dành cho những từ ngữ dần mất đi sự tồn tại trong năm 2025 do không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Một ví dụ điển hình là “friendshoring” (chuyển chuỗi cung ứng qua các nước đồng minh). Sau 12 tháng đầy biến động và những tranh cãi xoay quanh việc Nippon Steel đấu thầu mua lại US Steel, thuật ngữ này dường như khó có thể duy trì lâu dài.

Một số ý kiến cho rằng friendshoring, dù mang tính sáng tạo nhưng không đủ bền vững vì chỉ phù hợp với những giai đoạn nhất thời. Những người khác lại cho rằng đây là một thuật ngữ được tạo ra quá dụng ý, nhằm che đậy chiến lược phân cực kiểu “đồng minh hoặc đối thủ,” nên sớm hay muộn cũng sẽ bị thay thế bởi một khái niệm thực tế hơn.

Dù vậy, friendshoring từng có thời kỳ hoàng kim, được xem như một giải pháp ngôn ngữ đối lập với xu hướng phi toàn cầu hóa, mang lại chút cảm giác gần gũi trong bối cảnh căng thẳng của Chiến tranh Lạnh 2.0. Thuật ngữ này ra đời từ những cuộc khủng hoảng và gián đoạn liên tiếp: Đầu tiên là đại dịch, sau đó là cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và hơn hết là sự đồng thuận ngày càng sâu sắc rằng mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể đảo ngược.

Đây cũng là một khái niệm gắn liền với chính quyền Biden. Năm 2022, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã sử dụng thuật ngữ này để trình bày chiến lược thương mại mới của Mỹ. Bà nhấn mạnh rằng Mỹ nên ưu tiên hợp tác với những quốc gia không gây rủi ro địa chính trị và tuân thủ các chuẩn mực, giá trị chung. Những quốc gia như Nhật Bản, dẫu không cần nhắc tên, rõ ràng là một hình mẫu lý tưởng.

Sự yếu đuối của thuật ngữ “friendshoring” nằm ở cách Mỹ định nghĩa từ “bạn bè” qua lịch sử. Trong cả chính trị ngoại giao lẫn kinh doanh, câu nói nổi tiếng được gán cho Henry Kissinger vẫn thường được nhắc đến: “Mỹ không có bạn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích.”

Chính quyền Biden đã cố gắng thay đổi góc nhìn này bằng cách củng cố các liên minh chiến lược, đồng thời gửi đi thông điệp rằng, dù nguyên tắc “không có bạn vĩnh viễn” từng đúng trong quá khứ, bạn - quốc gia X, là một ngoại lệ.

Nhật Bản là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ chiến dịch này. Tokyo hiểu rõ những điểm yếu của mình: Dân số già hóa, suy giảm, và vị trí nằm trong một khu vực đầy rủi ro. Tình bạn với Mỹ không chỉ là điều cần thiết mà còn là chiến lược sống còn. Nhật Bản cũng nhận thức được rằng, họ có thể trở thành đối tác không thể thay thế của Mỹ.

Trong khi Mỹ để mất dần vị thế trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, Nhật Bản vẫn duy trì lợi thế vượt trội. Các công ty Nhật Bản chính là những đối tác mà ngành công nghiệp Mỹ cần lúc này. Theo Andrew McDermott: Sony hiện là nhà cung cấp độc quyền cảm biến máy ảnh cho Apple, Tesla không thể vận hành mà thiếu robot Nhật Bản và gần 40% các bộ phận tiên tiến nhất của Boeing đều đến từ các nhà cung cấp Nhật.

Tuy nhiên, bất chấp mối quan hệ chiến lược đó, Nippon Steel, nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản, lại gặp vô vàn khó khăn trong việc thuyết phục Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) và Tổng thống Biden rằng họ đủ điều kiện để mua lại US Steel.

Tổng thống Biden đã công khai phản đối thỏa thuận này, trong khi CFIUS, với chín cơ quan tham gia, không thể đạt đồng thuận. Các ý kiến lo ngại rằng Nippon Steel có thể gây ra rủi ro an ninh thông qua việc cắt giảm sản xuất thép tại Mỹ, dù chỉ trên lý thuyết.

Nhiều người chỉ trích Nippon vì đã mạo hiểm theo đuổi thương vụ trị giá 15 tỷ USD trong năm bầu cử, khi ngành thép mang sức ảnh hưởng chính trị lớn. Tuy nhiên, cách đổ lỗi này bỏ qua một thực tế rằng Nhật Bản có lý do để cảm thấy họ xứng đáng được “đền đáp.”

Chính quyền Biden đã dành ba năm để nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên minh chiến lược và ý thức hệ, bằng ngôn ngữ của “tình bạn.” Nhưng đến khi đối mặt với thử thách đầu tiên, Mỹ lại để những điều kiện ngặt nghèo của mình lấn át lợi ích rõ ràng trong việc để Nippon đầu tư vào sản xuất nội địa. Và tất cả điều này xảy ra trước khi Donald Trump có cơ hội định nghĩa lại “tình bạn” của Mỹ theo phong cách riêng.

Thương vụ với Nippon có thể vẫn được thông qua, nhưng những tổn hại đối với thông điệp “tình bạn” mà Mỹ xây dựng sẽ rất lớn. Friendshoring có thể tồn tại như một ý tưởng, nhưng với tư cách một thuật ngữ, từ này quá êm đềm để chịu nổi thực tế phức tạp mà Nhật Bản vừa vạch trần.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ