Dự báo xu hướng Chứng khoán Mỹ năm 2021 - Nhìn từ Lý thuyết mục tiêu lạm phát

Dự báo xu hướng Chứng khoán Mỹ năm 2021 - Nhìn từ Lý thuyết mục tiêu lạm phát

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

10:30 31/12/2020

Lý thuyết mục tiêu lạm phát phủ nhận tầm quan trọng của cung tiền. Nhìn vào sự tăng trưởng mạnh của cung tiền M2 trong năm nay, người ta hy vọng lý thuyết đó là đúng.

Theo cuốn sách “Mục tiêu lạm phát”, được viết bởi Ben Bernanke và ba người khác, cách tiếp cận thích hợp là “giảm tầm quan trọng của lượng cung tiền và đặt mục tiêu lạm phát lên hàng đầu” bởi vì "tăng trưởng tổng lượng tiền chỉ có tác động gián tiếp và có mối quan hệ không thực sự rõ ràng về mặt thống kê với các biến số mục tiêu, chẳng hạn như lạm phát ”.

Mục tiêu lạm phát của Mỹ là chỉ số CPI 2%, và số liệu đang đi đúng hướng với CPI trung bình tăng 1.3% so với cùng kỳ năm 2019. Sử dụng cung tiền M2 làm thước đo tăng trưởng cung tiền, bạn có thể thấy trong biểu đồ dưới đây: mức tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước đạt trung bình 19% mỗi tháng trong năm nay - và tăng lên hơn 20% mỗi tháng kể từ tháng Tư. Đây là tốc độ nhanh nhất kể từ cuối những năm 1960. Điều này là bởi chỉ số CPI của Hoa Kỳ không tính đến lạm phát tài sản trên thị trường chứng khoán.

Nguồn: Bloomberg

Lịch sử đã nhiều lần cho thấy khi các ngân hàng có số tiền cho vay ít đi và tiền gửi tăng nhanh (phần lớn là nhờ chương trình QE khổng lồ của Fed), họ chuyển sang mua chứng khoán. Các khoản thế chấp đã được hưởng lợi, khi Fed đã mua trực tiếp hơn 1.4 nghìn tỷ USD chứng khoán có bảo đảm bằng thế chấp trong năm nay, đưa chỉ số Bloomberg Barclays U.S. MBS tăng gần 4%.

Với việc nới lỏng định lượng có thể sẽ duy trì ít nhất cho đến mùa hè năm sau, sự tăng vọt của cung tiền có thể sẽ tiếp tục. Và số vốn đó cần phải chảy vào đâu đó. Vì vậy, nếu bạn không nghĩ chỉ số CPI sẽ tăng thì hãy kỳ vọng rằng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng mạnh vào năm 2021 nhờ sự hỗ trợ "hào phóng" từ ngân hàng trung ương.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ