Đồng Euro tiếp cận ngưỡng hỗ trợ chính khi thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng Euro tiếp cận ngưỡng hỗ trợ chính khi thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

15:48 30/01/2024

Khoảng thời gian đầu tuần chưa có nhiều dữ liệu kinh tế, nhưng điều đó không có nghĩa là không có thông tin mới cho thị trường.

Ngoài căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, các bài phát biểu mới nhất của thành viên ECB cho thấy họ cũng ủng hộ việc cắt giảm lãi suất, nhưng điều đó sẽ bị đẩy xuống hè năm nay.

Các nhà hoạch định chính sách dường như vẫn chưa bàn luận về việc cắt giảm ngay lập tức. Tuy nhiên, các nhà giao dịch đã bỏ ngoài tai và định giá một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 4, bất chấp sự phản đối của ngân hàng trung ương.

Giống như Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác, chủ đề chính trong vài tháng tới sẽ là liệu kỳ vọng cắt giảm lãi suất của thị trường sẽ đúng hay các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục duy trì sự thận trọng của mình.

Biểu đồ EUR/USD D1

EUR/USD-Daily Chart

EUR/USD chạm mức thấp mới trong năm 2024 khi các nhà giao dịch nâng định giá cắt giảm lãi suất của ECB trong vòng ba tháng tới. Cặp tiền đang test ngưỡng hỗ trợ quan trọng gần 1.0800, khu vực hợp lưu của đường EMA 200 ngày và ngưỡng Fibonacci Retracement 50% của đợt phục hồi Q4.

Dù vậy, khi tháng 1 sắp kết thúc và sau đợt phục hồi mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Mỹ, các nhà quản lý tài sản toàn cầu có thể sẽ tái cân bằng bằng cách bán USD. Điều này có thể làm suy yếu đồng bạc xanh và tăng EUR/USD trong ngắn hạn.

Ngoài ra, báo cáo cuộc họp FOMC vào thứ Tư (đặc biệt là bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell về lãi suất trong tháng 3) và báo cáo NFP vào thứ Sáu sẽ giúp xác định động thái tiếp theo của EUR/USD. Nếu Powell ám chỉ rằng Fed có thể giữ nguyên chính sách trong tháng 3 và tăng trưởng việc làm tiếp tục vượt kỳ vọng, thì EUR/USD có thể phá vỡ ngưỡng hỗ trợ ở khu vực 1.0800 và test mức 1.0725 trong tuần tới.

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI

Washington dường như quyết tâm giành thế thượng phong trong cuộc chạy đua vũ trang AI bằng bất cứ giá nào, kể cả là thiệt hại cho chính phe mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc không cố gắng giành chiến thắng?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ