Đàm phán Brexit tiếp tục bế tắc, GBP/USD chưa thể giữ vững mốc 1.2400

Đàm phán Brexit tiếp tục bế tắc, GBP/USD chưa thể giữ vững mốc 1.2400

14:47 01/07/2020

GBP/USD giảm từ 1.2402 xuống 1.2370 trước khi phiên London mở cửa ngày hôm nay. GBP tăng mạnh ngày hôm qua trong bối cảnh những tin tức đầy thách thức gần đây đối với các cuộc đàm phán Brexit của EU-Anh. Khác với các cập nhật về Brexit từ Brussels, tin tức mới nhất về COVID-19 và PMI Sản xuất của Vương quốc Anh có thể cung cấp manh mối cho phiên Mỹ ngày hôm nay.

Sự suy yếu của đồng USD trong bối cảnh tâm lý thị trường được cải thiện cùng với hành động điều chỉnh lại vị thế của các tổ chức lớn trong thời gian cuối quý, cùng với việc Thủ tướng Anh Johnson đã nỗ lực hết sức để đối mặt với dữ liệu GDP tồi tệ nhất trong 41 năm qua của Anh bằng việc thông qua gói chi tiêu cơ sở hạ tầng vào ngày hôm qua đã giúp cho GBP có bước tăng mạnh vào ngày thứ 3. Tuy nhiên, phe mua sẽ không thể ở lại trên tàu quá lâu vì các cuộc đàm phán khởi hành giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) chưa đưa ra bất kỳ dấu hiệu tích cực nào. Ngược lại, thông tin mới nhất cho thấy các nước láng giềng cũ có thể lại không cung cấp bất kỳ thỏa thuận thương mại nào khi Anh rời EU vào ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Trước đó vào hôm thứ Tư, City AM đã đưa tin, trích lời nhà đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier, cho thấy rằng Anh chưa hoàn thành các đánh giá cần thiết trước hạn chót vào ngày hôm nay, đây là một đòn đánh vào nỗ lực của Anh trong việc xác định khả năng tiếp cận thị trường EU của Anh hậu Brexit. Hơn nữa, UK Express dựa vào một tài liệu bị rò rỉ để tuyên bố lo ngại về lệnh cấm đối với hàng xuất khẩu của Anh cho khối Liên minh nếu họ không có giấy phép chính xác từ cơ quan thuế. Ngoài ra, một thành viên đảng bảo thủ của Nghị viện (MP) từ Anh, Lia Nici, đã chỉ trích EU trong  việc xử lý quyền truy cập đánh bắt cả ở biển Anh đã gây ra tranh cãi đáng tiếc vì sẽ khó có một thỏa thuận cho ngành đánh bắt cá của một số nền kinh tế chính trong khu vực, theo UK Express.

Không chỉ với các tin tức về Brexit, GBP/USD cũng chịu áp lực từ đà phục hồi của USD trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như lo ngại về làn sóng thứ 2 của dịch bệnh Covid-19 dựa trên những con số đáng lo ngại từ Mỹ về các ca nhiễm mới hàng ngày. Hơn nữa, tin tức của Financial Times nói rằng Thủ tướng Anh Johnson đưa ra lời cảnh báo tới các giám đốc của các công ty tại Anh về "kịch bản không có thỏa thuận" đã gây thiệt hại nặng nề cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá.

Dữ liệu PMI sản xuất (đã được điều chỉnh) của Anh cho tháng 6 sắp được công bố, thị trường đang kỳ vọng con số 50.1 của dữ liệu này cùng với các tin tức cập nhật khác về tiến trình đàm phán Brexit để đưa ra xu hướng di chuyển cho cặp tiền. Mặc dù vậy, nhà đầu tư sẽ chú ý nhiều hơn đến một tin tức quan trọng khác là cuộc họp FOMC để định hình nên động lực cho xu hướng mới. Cũng cần lưu ý rằng báo cáo Thay đổi việc làm ADP và dữ liệu Sản xuất PMI của Hoa Kỳ cũng sẽ là chìa khóa cho các nhà giao dịch cặp GBP/USD trong những ngày tới.

Phân tích kỹ thuật cặp GBP/USD.

GBP/USD đã đảo chiều hình chữ U sau khi chạm vào đường xu hướng giảm tính từ đỉnh ngày 16 tháng 6 với đợt tăng từ mức thấp của ngày thứ 2 là 1.2250 vừa rồi. Hiện tại GBP/USD đang được giao dịch ở giá 1.2370. Tuy nhiên, nếu phá vỡ ngưỡng kháng cự 1.2410 giá có thể sẽ tiếp tục tiến tới vùng 1.2445/50 tại mức fibonanci thoái lui 50% và đường EMA 21/50.

Các mốc phân tích kỹ thuật quan trọng của GBP/USD

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ