Theo chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde, đà tăng gần đây của đồng Euro đã ảnh hưởng tiêu cực lên nỗ lực kích thích lạm phát của ECB.
Bà cũng nhắc lại về việc các nhà hoạch định chính sách luôn sẵn sàng điều chỉnh mọi công cụ họ đang sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Hội đồng Thống đốc sẽ xem xét một cách thận trọng tác động của mọi dữ liệu kinh tế khu vực Eurozone, bao gồm cả đà tăng của tỷ giá hối đoái, lên triển vọng lạm phát trung hạn, bà cho biết thêm.
“Sẽ không có chỗ cho sự tự thoả mãn khi chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu ổn định giá cả”, bà Lagarde chia sẻ trong buổi họp của Hội hồng Thống đốc giữa Ngân hàng Trung ương Arab và các cơ quan tiền tệ. “Chính sách tiền tệ sẽ phát huy tác dụng của nó đối với khu vực Eurozone, đúng như những gì đã cam kết.”
Đà tăng gần đây của đồng tiền chung châu Âu lên đỉnh cao nhất 2 năm đã phá bỏ các nỗ lực kích thích lạm phát. Ảnh: Bloomberg.
Những phát biểu gần đây của bà Lagardecho thấy ECB đang gặp khó khăn khi phải đối mặt với đà tăng mạnh mẽ của đồng Euro lên đỉnh cao nhất trong vòng gần hai năm. Bà phát biểu một cách thận trọng trong buổi họp chính sách hồi thứ Năm tuần trước cũng không thể ngăn chặn đà tăng của đồng Euro. Sau đó một ngày, nhà Kinh tế trưởng Philip Lane bày tỏ quan điểm cứng rắn khi cảnh báo đà tăng năm nay của đồng tiền chung đã ảnh hưởng nhiều tới triển vọng lạm phát trong tương lai.
Thống đốc Olli Rehn của Phần Lan cũng đồng quan điểm khi cho rằng áp lực mà giá các tài sản cơ sở tại khu vực Châu Âu giữ ổn định ở mức thấp, và việc này không đồng nhất với mục tiêu của ECB. Phó Chủ tịch Luis de Guindos cho rằng tỷ giá hối đoái là “một biến số vô cùng quan trọng” khi xét
theo hiệu suất kinh tế vĩ mô, và cho biết sẽ giám sát vô cùng chặt chẽ “biến số” này.
Sự cân bằng mong manh
Những phát ngôn mạnh mẽ đó cho thấy các nhà hoạch định chính sách của ECB đang cố gắng đạt được sự cân bằng tinh tế, giữa việc thể hiện sự quan ngại về đà tăng của Euro nhưng vẫn đồng thời tránh gây hiểu nhầm rằng họ đang cố tình làm suy yếu sức khoẻ của đồng tiền chung.
Hôm qua, Chủ tịch Lagarde cho biết nền kinh tế Eurozone đang có những bước hồi phục mạnh mẽ, nhưng chưa đồng đều, ổn định và hoàn thiện. Những thách thức phục hồi sắp tới sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên giá của các loại tài sản cơ sơ.
Bất chấp các biện pháp kích thích của ECB, bao gồm cả chương trình thu mua tài sản khẩn cấp trị giá 1.35 nghìn tỷ Euro (1.6 triệu USD) PEPP, “các yếu tố khác, ví như đà tăng gần đây của đồng Euro, đã làm giảm đi nhiều ảnh hưởng tích cực của các nỗ lực đó”, bà cho biết. “Áp lực ngắn hạn của Lạm phát sẽ tiếp tục bị khuất phục bởi đà tăng của đồng tiền chung.”
Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Trước làn sóng thuế quan khắc nghiệt từ Washington, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang chủ động triển khai các biện pháp bơm vốn quy mô lớn nhằm tăng cường "lá chắn" thanh khoản, giữ vững ổn định tài chính cho nền kinh tế vốn đang chịu nhiều sức ép.
Trump tiếp tục kêu gọi Fed hạ lãi suất, nhưng ngân hàng trung ương vẫn giữ lập trường thận trọng. Lạm phát tăng và tăng trưởng chậm khiến rủi ro đình lạm ngày càng rõ nét.