Chủ đề gây tranh cãi: Liệu BoJ có tiếp tục tăng lãi suất?

Chủ đề gây tranh cãi: Liệu BoJ có tiếp tục tăng lãi suất?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:45 20/03/2024

Sau khi BoJ quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế tiếp tục đặt ra câu hỏi: Liệu đây chỉ là bước khởi đầu cho một chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ hay BoJ sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng?

Những người theo dõi BoJ nhận định rằng ngân hàng này sẽ không tăng lãi suất một cách quyết liệt như Fed đang làm để chống chọi với lạm phát. Tuy nhiên, sự đồng thuận về mức độ tăng lãi suất của BoJ đã bị phá vỡ sau cuộc họp báo của Thống đốc Kazuo Ueda vào hôm 19/03.

Phát biểu của ông Ueda cho thấy BoJ sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian hiện tại. Động thái này đã khiến đồng Yên suy yếu, đẩy tỷ giá USD/JPY tăng hơn 1%, vượt mốc 150.

Khảo sát của Bloomberg cho thấy đa số chuyên gia phân tích dự đoán lãi suất chính sách của BoJ sẽ ở mức 0.1% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác lại cảnh báo rằng BoJ có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới.

Quyết định tăng lãi suất của BoJ vào tháng 3 thay vì tháng 4 như dự đoán trước đây đã mở ra nhiều khả năng cho việc tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm 2024 nếu phù hợp với dữ liệu kinh tế. Thống đốc Ueda cho biết lãi suất thực tại Nhật Bản vẫn ở mức âm và đồng Yên suy yếu có thể khiến chính phủ lo ngại và thúc đẩy BoJ hành động để củng cố đồng tiền.

(Tương quan giữa lãi suất thực và lãi suất chính sách của Nhật bản)

Dữ liệu về lãi suất thực của Nhật Bản cho thấy có rất nhiều cơ hội để tiếp tục tăng lãi suất. Các chuyên gia kinh tế ước tính lạm phát trong tháng 2 là 2.9%, đẩy lãi suất thực xuống mức -2.8%. Mục tiêu lạm phát 2% của BoJ "đã nằm trong tầm ngắm", theo Ueda.

Các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg đã dự đoán mức lãi suất cuối cùng trong chu kỳ tăng lãi suất của BoJ là 0.5%, tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về con số này. Chẳng hạn, Masaaki Kanno dự đoán 2%, trong khi Atsushi Takeda đã đưa ra quan điểm về con số 2.5%.

Ông Ueda thừa nhận việc xác định mức lãi suất lý tưởng cho nền kinh tế là không dễ dàng. Ông cũng cho biết Quy tắc Taylor, một công thức giúp đặt lãi suất ở mức tối ưu cho sự ổn định của nền kinh tế, khi có thể cho ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào các tham số được sử dụng.

Mức tăng lương trung bình 5.28% đối với công đoàn lớn nhất Nhật Bản Rengo là mức cao nhất trong hơn 30 năm, khiến các nhà kinh tế phải điều chỉnh lại dự đoán về động thái của BoJ vào tháng 3 và khả năng lạm phát tăng cao.

Nhà kinh tế học Ryutaro Kono của BNP Paribas cảnh báo nguy cơ tăng lãi suất nhanh hơn nếu mức lương cao thúc đẩy lạm phát. Ông dự đoán lãi suất có thể đạt 1% vào cuối năm 2025 và đợt tăng lãi suất thứ hai sẽ xảy ra vào tháng 7.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng tăng trưởng kinh tế vẫn còn yếu, lạm phát đang giảm tốc và các ngân hàng trung ương lớn khác đang chuẩn bị bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Tuuli McCully, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Bank of Finland Institute for Emerging Economies, cho rằng: "BoJ cần hành động ngay, vì một tháng nữa, họ có thể mất cơ hội bình thường hóa mọi thứ".

Trong khi một số nhà kinh tế cho rằng BoJ sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng, một số khác lại nhấn mạnh rằng cần phải chú ý đến hành động thực tế của Thống đốc Ueda hơn là những tuyên bố ôn hòa của ông.

Khi Ueda nhậm chức vào tháng 4 năm ngoái, nhiều người cho rằng ông sẽ tiếp bước quan điểm của Thống đốc tiền nhiệm Haruhiko Kuroda và thực hiện chính sách thắt chặt chậm rãi. Tuy nhiên, ông đã khiến giới đầu tư bất ngờ khi nhanh chóng loại bỏ chính sách nới lỏng mạnh mẽ nhất lịch sử hậu Thế chiến thứ hai.

Nhà đầu tư cần phải chuẩn bị cho một mô hình tương tự đang diễn ra, khi Ueda nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng hiện nay, nhưng đồng thời cũng cảnh báo rằng rủi ro lạm phát gia tăng có thể dẫn đến một đợt tăng lãi suất khác.

Hideo Kumano, chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu Dai-Ichi Life, dự đoán BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất do áp lực lạm phát từ các yếu tố như tăng lương, giá dầu tăng và việc chính phủ chấm dứt các biện pháp kiểm soát lạm phát. Ông cũng chỉ ra quyết tâm của Ueda trong việc tăng lãi suất sớm hơn dự kiến, thể hiện qua quyết định ông đưa ra chỉ vài ngày sau khi dữ liệu tăng lương mạnh mẽ được công bố.

Kumano nhận định: "Ueda đã đưa ra một quyết định quan trọng như vậy chỉ trong vòng vài ngày sau khi có kết quả tăng lương mạnh mẽ. Bạn không thể làm điều gì đó tương tự như vậy trừ khi bạn có "thần kinh thép"."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra những tác động sâu rộng đến cả hai nền kinh tế và thị trường toàn cầu. Trong khi Mỹ đối mặt với nguy cơ suy thoái và chi phí tiêu dùng tăng cao, Trung Quốc cũng phải điều chỉnh chiến lược kinh tế để thích ứng với tình hình mới. Sự leo thang căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến hai quốc gia mà còn làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra những bất ổn kinh tế trên diện rộng.
Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến thương mại với Mỹ đang thúc đẩy đổi mới ở tầng lớp tinh hoa Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện và AI. Tuy nhiên, người lao động phổ thông lại đối mặt với mất việc và thu nhập bấp bênh do xuất khẩu suy giảm và thị trường lao động dư thừa. Chính phủ nhiều khả năng sẽ không tung ra gói kích thích lớn, khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Việc thiếu hụt khoáng sản trọng yếu chỉ là mối lo ngại tạm thời, không phải rủi ro hệ thống!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Việc thiếu hụt khoáng sản trọng yếu chỉ là mối lo ngại tạm thời, không phải rủi ro hệ thống!

Thập niên 1950, Hoa Kỳ đối mặt với nỗi lo về nguồn cung thủy ngân - kim loại lỏng then chốt vận hành bộ đàm trong Chiến tranh Triều Tiên. Đến những năm 1980, giới phân tích lại cảnh báo về khả năng thiếu hụt khoáng sản có thể sánh ngang cú sốc dầu mỏ OPEC, đe dọa làm suy yếu tiềm lực quân sự trong Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, mối quan ngại chuyển sang việc Trung Quốc thao túng thị trường lithium và cobalt - nguyên liệu thiết yếu cho công nghệ pin cao cấp.
Bất ổn tại Phố Wall: Những thị trường nào đang trở thành bến đỗ an toàn?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Bất ổn tại Phố Wall: Những thị trường nào đang trở thành bến đỗ an toàn?

Kể từ lễ nhậm chức của Donald Trump vào ngày 20 tháng 1, chỉ số S&P 500 đại diện cho các doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ đã sụt giảm hơn 9%; chỉ số Nasdaq tập trung vào công nghệ đã lao dốc gần 15%. Các tập đoàn công nghệ khổng lồ từng dẫn dắt đà tăng trưởng của Phố Wall—bao gồm Alphabet, Apple, Nvidia và phần còn lại của nhóm "Magnificent Seven"—đã mất một phần tư giá trị thị trường. Nhà đầu tư đã ồ ạt chuyển vốn vào các tài sản trú ẩn an toàn như vàng, hoặc tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng việc mua cổ phiếu tại các thị trường nước ngoài.
100 ngày Trump trở lại Nhà Trắng: Sự thất vọng lan rộng khắp châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

100 ngày Trump trở lại Nhà Trắng: Sự thất vọng lan rộng khắp châu Âu

Sau 100 ngày kể từ khi Donald Trump tái đắc cử, châu Âu không còn nhìn Mỹ như một đồng minh đáng tin cậy: từ Berlin đến Paris, từ Arnhem đến Kyiv, làn sóng thất vọng và nỗ lực tách khỏi sự phụ thuộc Washington đang lan rộng, khi mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đối mặt với khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên.
Đồng bạc xanh lao dốc đẩy Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ tăng vọt khi nhà đầu tư tìm kiếm bến đỗ an toàn
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Đồng bạc xanh lao dốc đẩy Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ tăng vọt khi nhà đầu tư tìm kiếm bến đỗ an toàn

Sự suy yếu của USD vào thứ Hai đã hỗ trợ các đồng tiền nước ngoài, bao gồm các loại tiền tệ trú ẩn an toàn như đồng Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ, trong bối cảnh nhà đầu tư thoái vốn khỏi tài sản Mỹ dưới áp lực từ chính sách của Donald Trump — xu hướng mà JPMorgan dự báo sẽ tiếp tục diễn ra.
Khi “GDP cơ bản” trở thành kim chỉ nam giữa cơn bão dữ liệu kinh tế thời chiến tranh thương mại
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi “GDP cơ bản” trở thành kim chỉ nam giữa cơn bão dữ liệu kinh tế thời chiến tranh thương mại

Cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng đang khuấy đảo trật tự thương mại toàn cầu, gây ra không chỉ những dư chấn thực chất trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng, mà còn làm nhiễu loạn nghiêm trọng các chỉ số thống kê kinh tế vốn được dùng để định hướng chính sách vĩ mô.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ