Cập nhật thị trường phiên Á 18.06: Chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Phố Wall lập kỷ lục mới

Cập nhật thị trường phiên Á 18.06: Chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Phố Wall lập kỷ lục mới

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

07:53 18/06/2024

Chứng khoán châu Á mở cửa với sắc xanh vào thứ Ba sau đợt phục hồi của một số công ty công nghệ lớn giúp chứng khoán Mỹ đạt kỷ lục mới.

Chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và hợp đồng tương lai chứng khoán Hồng Kông tăng đầu phiên giao dịch. Động thái này xảy ra sau khi S&P 500 lập kỷ lục thứ 30 trong năm nay.

Chỉ số S&P 500 đã vượt mốc 5,470, trong đó Tesla và Apple dẫn đầu đà tăng. Chỉ số Nasdaq 100 tiệm cận mốc 20,000 khi Micron Technology leo lên mức đỉnh kỷ lục do một số công ty nâng giá mục tiêu của họ về Micron. Broadcom cũng tăng vọt hơn 5%.

Trước kỳ nghỉ lễ hôm thứ Tư ở Mỹ, các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu doanh số bán lẻ và loạt phát biểu của các quan chức Fed. TPCP Mỹ ổn định sau khi giảm hôm thứ Hai trong bối cảnh hơn 21 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp tín nhiệm cao được chào bán, dẫn đầu là Home Depot. Đồng USD suy yếu so với tất cả các đồng thuộc nhóm G10 .

James Demmert tại Main Street Research cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng rằng S&P 500 có thể đạt 6,000 vào cuối năm vì kết quả kinh doanh tốt hơn của doanh nghiệp và triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed có thể tạo động lực thúc đẩy giá cổ phiếu. Fed thậm chí không cần hạ lãi suất trong năm nay - nhưng nếu họ làm vậy, cổ phiếu, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, sẽ còn lạc quan hơn nữa”.

Chỉ số S&P 500

Sự lạc quan về một nền kinh tế kiên cường, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện và triển vọng nới lỏng chính sách tiền tệ đã thúc đẩy chứng khoán Mỹ tăng khoảng 15% trong năm nay. Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker cho rằng một đợt cắt giảm lãi suất là phù hợp trong năm nay, dựa trên dự báo hiện tại của ông.

Theo Tim Hayes tại Ned Davis Research, mặc dù S&P 500 liên tục lập đỉnh kỷ lục mới, nhưng những con số này ít phản ánh sức mạnh thị trường, mà chủ yếu ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.

Ông cũng cảnh báo rằng đà tăng của các chỉ số chính trên Phố Wall không đồng nghĩa với tất cả các cổ phiếu hay ngành đều tăng theo.

Mặt khác, chứng khoán Pháp phục hồi sau đợt sụt giảm tuần trước. Tuy nhiên, chỉ số Stoxx Europe 600 ít thay đổi khi Citigroup hạ xếp hạng cổ phiếu của khu vực này, do “bất ổn chính trị gia tăng” cùng một số lý do khác.

Tại châu Á, các nhà giao dịch vẫn đang xem xét dữ liệu đáng thất vọng của Trung Quốc hôm thứ Hai, khi thị trường bất động sản tại quốc gia này đã suy thoái trầm trọng hơn vào tháng 5, từ đó kêu gọi chính phủ bơm tiền mặt vào nền kinh tế. Sự sụt giảm trong đầu tư bất động sản và giá nhà đều diễn ra nhanh hơn trong tháng trước.

Đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư bất động sản của Trung Quốc

Bên cạnh diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi sát sao tác động từ động thái mới nhất của Bắc Kinh trong căng thẳng thương mại với Brussels, sau khi Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thịt lợn nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU). Điều này diễn ra trong bối cảnh EU xem xét các khoản tài trợ của Trung Quốc cho loạt ngành công nghiệp và sẽ áp thuế đối với ô tô điện nhập khẩu từ tháng 7.

Trong khi đó, ngân hàng trung ương Úc vào thứ Ba dự kiến sẽ giữ lãi suất ở mức đỉnh trong 12 năm tại 4.35% trong cuộc họp thứ 5 liên tiếp, theo các chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của quốc gia này đã tăng 1bps lên 4.12%.

Tại Mỹ, cổ phiếu của các ông lớn công nghệ tiếp tục tăng giá, có thể sẽ đẩy S&P 500 lên những đỉnh cao mới, theo Scott Chronert của Citigroup.

Chiến lược gia về chứng khoán Mỹ của ngân hàng này đã nâng dự báo về chỉ số S&P 500 từ 5,100 lên 5,600 khi kết thúc năm. Ông cho rằng sức mạnh của nhóm cổ phiếu Magnificent Seven và kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tác động tích cực đến các công ty khác trong S&P 500.

Kể từ sau phiên hôm thứ Sáu, Citigroup là công ty thứ ba nâng dự báo về chỉ số này, cùng với Goldman Sachs và Evercore ISI.

Về mặt hàng hóa, giá dầu ổn định sau khi tăng vào thứ Hai, tiếp nối đà leo dốc trong tuần lớn nhất kể từ đầu tháng Tư. Vàng ít thay đổi sau khi trượt dốc trong phiên trước.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ