Cập nhật thị trường phiên Á 04.06: Chứng khoán châu Á sụt giảm sau dữ liệu sản xuất yếu kém của Mỹ

Cập nhật thị trường phiên Á 04.06: Chứng khoán châu Á sụt giảm sau dữ liệu sản xuất yếu kém của Mỹ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:01 04/06/2024

Chứng khoán châu Á sụt giảm sau khi những lo ngại về sức khỏe nền kinh tế Mỹ lấn át kỳ vọng về việc Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách.

Chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đều chìm trong sắc đỏ, trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc biến động mạnh. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ổn định.

TPCP Mỹ ổn định trong phiên Á sau khi tăng vào hôm thứ Hai do dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất ở Mỹ suy giảm nhanh hơn. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 2bps lên 4.41%, sau khi giảm 11bps trước đó. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Úc giảm 5bps, và lợi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của New Zealand giảm 8bps.

Đồng USD ổn định sau khi suy yếu so với hầu hết các đồng thuộc nhóm G10. Các đồng tiền châu Á như đồng baht Thái Lan và đồng ringgit Malaysia đều mạnh lên.

Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ

Dữ liệu kinh tế của Mỹ cho thấy lĩnh vực sản xuất đang gặp khó khăn do chi phí đi vay cao, đầu tư vào trang thiết bị còn hạn chế và chi tiêu tiêu dùng yếu. Đồng thời, các nhà sản xuất đang phải vật lộn với chi phí đầu vào tăng cao.

Gary Pzegeo tại CIBC Private Wealth US cho biết: “Dữ liệu sản xuất ISM đã tái khẳng định một số xu hướng kinh tế phổ biến: lạm phát giảm tốc, tăng trưởng chậm lại và thị trường lao động thắt chặt. Có thể thấy khả năng cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay sẽ cao hơn.”

Các nhà giao dịch hợp đồng swaps đặt cược rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0.25% vào tháng 12, và khả năng xảy ra động thái ngay sau tháng 9 lên tới khoảng 50% và tháng 11 cũng có tỷ lệ đặt cược cao.

Ian Lyngen và Vail Hartman tại BMO Capital Markets cho biết: “Đã có một số dấu hiệu chững lại trong nền kinh tế, mặc dù chủ yếu ở khía cạnh tiêu dùng. Do đó, nhà đầu tư đang cảnh giác trước những dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm đang tăng tốc”.

S&P 500 khép phiên tăng nhẹ khi đà leo dốc của nhóm cổ phiếu công nghệ lớn lấn át sự sụt giảm của cổ phiếu các nhà sản xuất năng lượng. Một sự cố kỹ thuật tại Sở giao dịch chứng khoán New York đã dẫn đến việc tạm dừng giao dịch do biến động giá sai vào thứ Hai.

Trên thị trường hàng hóa, dầu sụt giảm khi OPEC+ triển khai kế hoạch khôi phục một phần sản lượng cho thị trường. Bitcoin đã nhanh chóng đạt đỉnh 70,000 USD. Vàng duy trì đà tăng mạnh nhất trong hai tuần, sau khi dữ liệu yếu của Mỹ khơi dậy sự lạc quan về khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Tại châu Á, hai dữ liệu được công bố hôm thứ Hai từ Trung Quốc có thể đã khuyến khích nhà đầu tư rằng nền kinh tế suy yếu của nước này cuối cùng đang bắt đầu phục hồi sau đại dịch. Thượng Hải và Thâm Quyến ghi nhận ​​sự cải thiện trong tâm lý người mua nhà vào cuối tuần trước sau khi nới lỏng các hạn chế về bất động sản, đây là những dấu hiệu tích cực đầu tiên trong nhiều tháng đối với lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc vào tháng 5 mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong gần hai năm, trái ngược với dữ liệu chính thức yếu kém đã làm ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của nước này.

PMI sản xuất chính thức và PMI sản xuất Caixin của Trung Quốc

Nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả bầu cử của Ấn Độ vào thứ Ba, với các cuộc thăm dò ý kiến ​​cử tri cho thấy Thủ tướng Narendra Modi sẽ giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ ba.

Với mùa báo cáo kết quả kinh doanh của Hoa Kỳ gần như đã kết thúc, các nhà giao dịch sẽ tập trung vào việc liệu lạm phát đang hạ nhiệt hay vẫn dai dẳng khiến lãi suất phải được giữ ở mức “cao hơn trong thời gian dài hơn”, theo Chris Larkin tại E*Trade từ Morgan Stanley. “Báo cáo việc làm tuần này là bài kiểm tra lớn tiếp theo.”

Trên thực tế, các nhà giao dịch cũng sẽ tập trung vào loạt dữ liệu về thị trường lao động trong tuần này, bao gồm cả đữ liệu bảng lương hôm thứ Sáu.

Oscar Munoz tại TD Securities cho biết: “Số lượng việc làm giảm trong tuần này cũng sẽ giúp củng cố thông điệp rằng thị trường lao động không còn là mối đe dọa đối với động lực lạm phát trong ngắn hạn”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ