Canada thống trị thị rường sản xuất uranium toàn cầu

Canada thống trị thị rường sản xuất uranium toàn cầu

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:00 22/01/2024

Kể từ năm 2014, hồ Cigar của Canada, địa điểm sản xuất uranium cao cấp nhất và là mỏ uranium lớn nhất thế giới, đã khai thác được 105 triệu pound kim loại phóng xạ trên Trái đất.

Hiện nay, một lượng nhiên liệu uranium với kích thước bằng quả trứng có thể tạo ra lượng điện tương đương với 88 tấn than.

Với trữ lượng uranium khổng lồ, Canada đã sản xuất nhiều uranium nhất thế giới kể từ năm 1945.

Biểu đồ dưới đây của Visual Capitalist cho thấy sản lượng uranium tích lũy theo quốc gia, với dữ liệu từ Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân Thế giới (WNA).

Kể từ năm 1945, khoảng 3.5 triệu tấn uranium đã được sản xuất trên toàn cầu.

Canada và Mỹ chiếm hơn 29% sản lượng toàn cầu, khai thác 932,000 tấn trong vài thập kỷ qua.

Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã khai thác hơn 377,000 tấn uranium cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm phục vụ các lò phản ứng hạt nhân và nhiên liệu tàu thuyền.

Do nhu cầu từ các lò phản ứng hạt nhân, việc sản xuất uranium tăng mạnh từ những năm 1960 đến những năm 1980, cùng với đó là việc xây dựng thế hệ nhà máy hạt nhân đầu tiên. Hiện nay có khoảng 436 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động.

Kể từ cuộc chiến ở Ukraine, uranium ngày càng được quan tâm khi giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân. Ukraine có 15 lò phản ứng hạt nhân phụ thuộc vào uranium của Nga, nhưng nước này đã nhanh chóng ký một thỏa thuận với Canada để tìm nguồn cung Uranium mới.

Tương tự như Ukraine, các lò phản ứng hạt nhân ở Phần Lan cũng gặp rủi ro khi bị phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Nga.

Mặc dù uranium được sử dụng cho mục đích quốc phòng nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất điện nhờ lượng khí thải carbon thấp. Ở Mỹ, khoảng 19% điện năng được cung cấp từ các nhà máy hạt nhân và khoảng 10% điện năng toàn cầu là từ các nguồn năng lượng hạt nhân.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ