Các bang chiến trường đang cảm nhận được "sức nóng" của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Các bang chiến trường đang cảm nhận được "sức nóng" của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

14:38 25/10/2024

Không khí của Ngày bầu cử đang tới gần, các bang chiến trường là những nơi hiểu rõ nhất.

Tại bảy bang chiến trường - Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin - nơi sẽ quyết định kết quả bầu cử, quảng cáo chính trị xuất hiện khắp nơi. Cuộc đua vào Nhà Trắng “đã trở nên quá quen thuộc” tại các tiểu bang này.

Trong những ngày cuối cùng của một trong các cuộc bầu cử cân bằng nhất trong lịch sử hiện đại, Kamala Harris và Donald Trump đang băng qua khắp nước Mỹ để thực hiện những chiến dịch cuối cùng nhằm thuyết phục cử tri tại các bang chiến trường.

Chiến dịch của họ diễn ra liên tục 24/7. Trong khi nhiều người dân tại các bang khác có thể lờ đi cơn sốt này, cử tri ở các bang chiến trường lại bị bao quanh những thông điệp và quảng cáo - một trong những chiến dịch quảng bá chính trị phức tạp nhất lịch sử.

Và đôi khi, những thông điệp đó lại cực kỳ thẳng thắn.

Có các biển hiệu truyền thống được đặt trên sân và cửa sổ nhà dân, các bảng hiệu “chen chúc” dọc hai bên đường, cùng hàng loạt quảng cáo truyền hình trên vô tuyến.

Ngoài ra, các chiến dịch còn sử dụng quảng cáo kỹ thuật số, đặc biệt trên mạng xã hội, và các tin nhắn cá nhân được gửi đi liên tục kêu gọi quyên góp và thúc giục người dân đi bỏ phiếu vào ngày 5 tháng 11 - hoặc bỏ phiếu sớm.

Cuộc bầu cử năm 2024 đang trên đà trở thành kỳ bầu cử đắt đỏ nhất trong lịch sử, với phần lớn ngân sách được dùng cho quảng cáo.

Theo công cụ theo dõi quảng cáo của Financial Times, chiến dịch của Harris và các ủy ban liên quan đã chi hơn 1.1 tỷ USD cho quảng cáo - gần gấp đôi so với 602 triệu USD từ chiến dịch của Trump và các tổ chức liên minh.

Các bang chiến trường, nơi sẽ quyết định kết quả bầu cử, đã nhận tới 1.36 tỷ USD tổng chi tiêu của hai chiến dịch. Trong đó, phần lớn nhất - 373.5 triệu USD - được chi ở Pennsylvania, bang được xem là chiến trường quan trọng nhất.

Tracee Malik, một đại lý bất động sản ở khu vực Pittsburgh, cho biết: "Chúng tôi chỉ mong mọi thứ sớm kết thúc. Bây giờ, gần như tất cả quảng cáo đều liên quan đến chính trị”.

Các quảng cáo của Harris nhấn mạnh vào nền tảng tư pháp và giai tầng trung lưu của bà, bảo vệ quyền sinh sản và khẳng định rằng Trump chỉ quan tâm đến giới nhà giàu. Những quảng cáo khác thì mô tả Trump quá bất ổn để lãnh đạo.

Trong khi đó, quảng cáo của Trump chủ yếu đề cập về nền kinh tế, đổ lỗi cho chính sách kinh tế của Harris và Joe Biden vì đã khiến chi phí sinh hoạt tăng cao. Quảng cáo nổi bật nhất của ông lại nhắm vào Harris vì ủng hộ việc chăm sóc và khẳng định giới tính cho tù nhân, với thông điệp: "Chương trình của Kamala là dành cho tù nhân, không phải cho bạn".

Tại Pennsylvania, Arizona và Nevada, quảng cáo của Trump cũng nhắm vào vấn đề nhập cư, trong khi tại Georgia và North Carolina, các quảng cáo của Harris tập trung vào quyền phá thai.

Vallon Laurence, một cựu sĩ quan hải quân sống tại Atlanta, Georgia, cho biết; "Tôi ghét những quảng cáo đó. Nếu bạn dựa vào quảng cáo để đánh giá, bạn sẽ không muốn bỏ phiếu cho ai cả."

Các vấn đề địa phương cũng được đưa vào chiến dịch. Quảng cáo của phe ủng hộ Harris tại North Carolina liên kết Trump với Mark Robinson, ứng viên Thống đốc Đảng Cộng hòa, người đang vướng vào một vụ bê bối với cáo buộc - dù ông phủ nhận - rằng ông đã đăng tải các bình luận phân biệt chủng tộc trên một trang web khiêu dâm.

Đồng thời, các nhóm ủng hộ Trump gửi tin nhắn chỉ trích Harris và chính quyền Biden vì chậm trễ trong việc phục hồi sau cơn bão Helene, vốn đã tàn phá miền tây của bang.

Trên mạng xã hội, các chiến dịch có thể nhắm vào từng nhóm cử tri nhỏ, điều chỉnh nội dung theo độ tuổi, giới tính, hoặc sở thích của họ thông qua các meme, tin tức hoặc chuỗi email.

Chiến dịch của Harris đã chi hơn 10 triệu USD để quảng bá cho các trang Facebook có giao diện chung chung với các tiêu đề như "The Daily Scroll", nhằm khuếch đại các bài báo có lợi cho bà.

Phe Dân chủ cũng tận dụng các công cụ kỹ thuật số để tiếp cận phụ nữ, đặc biệt là về quyền phá thai và đổ lỗi cho Trump vì đã khiến Tòa án Tối cao lật ngược phán quyết Roe v. Wade.

Hơn một phần tư quảng cáo của Harris trên Facebook và Instagram được nhắm vào nhóm khán giả với ít nhất hai phần ba là nữ giới. Hầu như không có quảng cáo nào có tỷ lệ tương tự dành cho nam giới.

Các siêu PAC ủng hộ Harris (các ủy ban hành động chính trị không được phép phối hợp trực tiếp với chiến dịch) còn cho thấy mục tiêu mạnh mẽ hơn: 51% quảng cáo của họ trên Meta nhắm vào nhóm khán giả chủ yếu là nữ, trong khi chỉ có 2% quảng cáo nhắm vào nam giới.

Tuy nhiên, sự khó chịu với các quảng áo tuyên truyền đã lan sang cả các cuộc đua khác. Một cuộc chiến quyết liệt cho chiếc ghế Thượng viện Mỹ từ bang Montana - có thể quyết định đảng nào kiểm soát Thượng viện - đã khiến người dân địa phương cảm thấy khó chịu.

Bang này có mức chi tiêu quảng cáo tính theo đầu người cao nhất trong những tuần gần đây, vượt qua cả các bang chiến trường khác, theo phân tích của Financial Times.

"Chúng xuất hiện liên tục ở khắp mọi nơi. Chúng ta phải cầu nguyện để chuyện này sớm kết thúc" Emma Fry, 21 tuổi, một sinh viên tại Bozeman, cho biết. Cô kể lại lần về nhà và thấy rất nhiều tờ rơi và thư chính trị trên hiên nhà mình.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ