Đà tăng của chứng khoán Mỹ đã chững lại bởi những yếu tố trái ngược như sự gia tăng của số ca nhiễm virus Covid-19 và những nỗ lực của Fed để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Số phận của chứng khoán châu Á không có gì khác biệt, báo hiệu một ngày giao dịch ảm đạm.
Vàng sẽ thoát khỏi biên độ dao động gần đây và đạt mức cao nhất trong gần 8 năm khi các trường hợp lây nhiễm COVID-19 mới gia tăng. Nhưng về dài hạn, Bitcoin có thể sẽ tăng giá vượt trội hơn.
Nếu các ngân hàng trung ương đồng loạt thực thi chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, họ sẽ có thêm một vai trò mới trên thị trường: "Buyer of last resort" - người mua cuối cùng
Nới lỏng định lượng bây giờ đây thực sự trở thành công cụ toàn cầu. Được ra mắt lần đầu tiên tại Nhật Bản vào đầu những năm 2000 và được thông qua ở Mỹ và châu Âu sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng coronavirus đã giúp khuyến khích các thị trường mới nổi áp dụng công cụ này.
Giọng điệu bất ngờ của Ngân hàng TW Anh có vẻ đã không thể làm dịu đi lo ngại của các nhà đầu tư, những người cho rằng ngân hàng này có thể đã thắt chặt chính sách ngay khi một số rủi ro chính trị và kinh tế đang hội tụ.
Trong khi giá Vàng đã phải vật lộn để tìm hướng đi kể từ đợt phục hồi tháng 3, có khả năng giá sẽ đạt mốc $2,000/ounce trong 12 tháng tới, Goldman Sachs cho biết trong một nghiên cứu vào thứ Sáu.
Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (Core CPI) của Nhật Bản đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp tính đến tháng 5, làm dấy lên lo ngại giảm phát và nâng cao thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách hiện đang đấu tranh để vực dậy một nền kinh tế chao đảo vì đại dịch COVID-19.
Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ không tự phát triển theo quy luật cung cầu tự nhiên khi Fed không ngừng hỗ trợ cho nền kinh tế, đồng nghĩa với việc sẽ không có thập kỷ mất mát nào cho Mỹ.
Cặp NZD/USD tiếp tục chứng kiến một ngày yên bình, khi giao dịch quanh mức 0.6420, do thị trường cân bằng giữa những tin tiêu cực về làn sóng thứ hai của virus Corona và tin tức tích cực của việc tái mở cửa nền kinh tế.