Bão táp trên đất nước Đức: Làn sóng lo âu lan tỏa toàn cầu

Bão táp trên đất nước Đức: Làn sóng lo âu lan tỏa toàn cầu

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:16 03/09/2024

Chiến thắng bất ngờ của đảng Đảng Con đường khác cho nước Đức (AfD) tại bang Thuringia vào Chủ nhật vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến II, một đảng cực hữu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp bang ở Đức. Điều này phản ánh một đất nước Đức đang chìm trong khủng hoảng niềm tin.

Để ngăn chặn các đảng cực đoan và duy trì vị thế đối tác đáng tin cậy trên trường quốc tế, nước Đức cần nhanh chóng lấy lại sức mạnh kinh tế và chính trị của mình. Nếu không, một nước Đức bất an có thể trở thành ngòi nổ cho cả châu Âu và thế giới.

Mặc dù các nhóm dân túy cánh tả và cánh hữu đã giành được hơn 60% phiếu bầu ở Thuringia và gần một nửa ở Saxony, các đảng khác đã kiên quyết từ chối liên minh với AfD trong chính quyền địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc AfD khó có thể thực thi các chính sách của mình.

Nếu các cuộc thăm dò hiện tại chính xác, AfD sẽ không đạt được thành tích tốt như vậy trong cuộc bầu cử liên bang năm tới. Thay vào đó, đảng Dân chủ Cơ đốc giáo bảo thủ được dự đoán sẽ giành được khoảng 30% phiếu bầu vào năm 2025, từ đó nắm quyền lãnh đạo chính phủ liên bang tiếp theo. Khả năng diễn ra một cuộc bầu cử bất thường trước thời điểm đó là rất thấp, bởi cả ba đảng trong liên minh hiện tại đều đang chứng kiến sự sụt giảm trong số phiếu ủng hộ từ cử tri.

Tình hình này tuy có phần đáng mừng, nhưng vẫn còn đáng lo ngại. Hàng rào chính trị chống lại AfD có thể khiến cử tri của đảng này càng cảm thấy bị gạt ra rìa và bỏ rơi. Trong khi đó, phe đối lập bảo thủ giờ đây do Friedrich Merz lãnh đạo, người có quan điểm cứng rắn hơn Angela Merkel về vấn đề nhập cư. (Tuy nhiên, Merz đã dứt khoát từ chối hợp tác với AfD và là người ủng hộ mạnh mẽ viện trợ quân sự cho Ukraine).

Hiện tại, người Đức như đang đứng giữa bão tố, đâu đâu cũng thấy khó khăn bủa vây. Tình cảnh này khiến họ dễ bị thu hút bởi những lời hứa hẹn của AfD và Buendnis Sahra Wagenknecht - một nhóm cánh tả mới nổi với chủ trương chống di cư và kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga.

Nền kinh tế Đức đã đình lạm trong 2 năm qua và lạm phát mới chỉ bắt đầu hạ nhiệt. Tội phạm bạo lực gia tăng, với nhiều vụ được cho là do người nhập cư gây ra. Đức, một quốc gia vốn theo chủ nghĩa hòa bình, giờ đây buộc phải hỗ trợ Ukraine chống lại cuộc xâm lược tàn khốc của Nga.

Thay vì mang lại niềm tin, chính phủ liên minh Đức với những cuộc cãi vã triền miên đã củng cố thêm tình trạng đất nước đang trật bánh. Việc hòa giải giữa bản năng chống vay mượn của đảng Dân chủ Tự do, cam kết phúc lợi của đảng Dân chủ Xã hội và nhiệt huyết giảm carbon của đảng Xanh thường là một nhiệm vụ bất khả thi, như đẩy tảng đá lên đỉnh núi của Sisyphus vậy.

Nỗi thất vọng dâng cao đặc biệt ở các vùng Đông Đức trước đây thuộc khối cộng sản. Nơi đây, lòng trung thành với các đảng phái chính thống chưa bén rễ sâu, thu nhập trung bình thấp hơn, và dân số đang già hóa nhanh chóng khi nhiều người trẻ di cư về miền Tây thịnh vượng.

Suốt một thập kỷ qua, Đức rộng mở cửa đón nhận người tị nạn từ Syria và Afghanistan. Giờ đây, một bộ phận lớn dân chúng lại cho rằng lòng nhân đạo ấy đã đi quá xa. Vụ sát hại 3 công dân Đức vào tháng trước, được cho là do một người tị nạn Syria gây ra, đã khiến tâm trạng cả nước trở nên u ám hơn. Ngay cả những người ôn hòa giờ đây cũng ủng hộ việc thắt chặt chính sách nhập cư.

Trong khi đó, Thủ tướng Olaf Scholz đã đúng đắn khi kiên định ủng hộ Ukraine, song lo ngại về chi phí tài trợ quốc phòng và hỗ trợ người tị nạn Ukraine đang bắt đầu gây tiếng vang trong cử tri. Năm nay, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Đức sẽ đạt mục tiêu NATO đề ra: chi tiêu ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quân sự.

Một số nỗi lo của người Đức có cơ sở và bắt nguồn từ những phụ thuộc không lành mạnh chưa được giải quyết triệt để trong suốt thời kỳ Merkel cầm quyền. Khí đốt Nga giá rẻ và nhu cầu dường như vô tận của Trung Quốc đối với ô tô và hàng hóa vốn của Đức đã tạo ra một cảm giác an toàn giả tạo. Nợ công thấp một phần là do không đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. Các công ty Đức cũng mất quá nhiều thời gian để cải tiến động cơ đốt trong thay vì nắm bắt các ngành công nghiệp tương lai. Lực lượng lao động đang suy giảm cũng là rào cản cho tiềm năng tăng trưởng của đất nước.

Tuy nhiên, một số lo ngại khác lại bị phóng đại hoặc tự áp đặt: Nhìn chung, Đức đã làm khá tốt trong việc đối phó với việc mất nguồn khí đốt Nga. Mặc dù một số doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng đã đóng cửa, nhưng phần lớn các hoạt động vẫn duy trì bình thường. Kế hoạch kinh tế 49 điểm được liên minh công bố vào tháng 7 cũng đưa ra một số ý tưởng khá tốt để thúc đẩy đầu tư, cắt giảm thủ tục hành chính và tăng việc làm, bao gồm các ưu đãi tài chính cho làm thêm giờ và nghỉ hưu muộn hơn.

Tuy nhiên, "hàng rào nợ công" của Đức vẫn là trở ngại lớn trong việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tài chính quốc gia. Điều này khiến các cuộc tranh cãi nội bộ trong liên minh cầm quyền về nguồn lực tài chính eo hẹp trở nên không thể tránh khỏi. Đáng tiếc, một sự đồng thuận trong quốc hội về vấn đề này dường như khó có thể đạt được. Nguyên nhân là bởi việc sửa đổi hiến pháp đòi hỏi phải có đa số phiếu thuận ít nhất hai phần ba trong quốc hội, trong khi phe đối lập bảo thủ lại không có động lực để hỗ trợ.

Các đồng minh châu Âu của Đức đã hưởng lợi rất lớn từ sự sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn và hỗ trợ tài chính cho Ukraine của nước này - Đức là nước cung cấp viện trợ lớn thứ hai sau Mỹ. Đức cũng là thị trường xuất khẩu hàng đầu cho hầu hết các quốc gia thành viên EU.

Nhưng nếu nền kinh tế không tăng trưởng, cuộc chiến về phân chia bánh kinh tế chắc chắn sẽ gay gắt hơn, tiếp thêm sức mạnh cho các phe cực đoan cánh tả và cánh hữu. Một nước Đức mạnh mẽ và tự tin hơn là điều mà tất cả mọi người đều đang mong muốn và hi vọng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ