Aussie phi mã khi giá quặng sắt lên đỉnh!

Aussie phi mã khi giá quặng sắt lên đỉnh!

Anh Tùng, CFA

Anh Tùng, CFA

Senior Analyst

15:38 14/12/2020

Aussie đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm, nhờ lực đẩy đến từ giá quặng sắt.

Cuối tuần trước, tỷ giá AUD/USD đã vượt lên trên mốc 0.75, mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2018. Đồng tiền Úc đã tăng gần 8% so với đồng Dollar kể từ đầu năm nay.

AUD/USD. Ảnh: Tradingview

Tapas Strickland, giám đốc kinh tế và thị trường tại Ngân hàng Quốc gia Úc cho biết: “AUD tiếp tục bứt phá, giao dịch trên mức 0.7570 vào phiên châu Á thứ Sáu, nhờ sự gia tăng của giá hàng hóa trong tuần qua, đặc biệt là giá quặng sắt do một số yếu tố bao gồm cả vấn đề thời tiết ở Port Hedland, một thị trấn ở Tây Úc.

Các nhà phân tích cho biết giá quặng sắt tăng nhờ nhu cầu từ Trung Quốc, và tiếp tục được thúc đẩy bởi nguồn cung giảm và gián đoạn trong việc khai thác do bão đổ bộ vào Australia, nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Giá quặng sắt tương lai trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc tăng gần 10% vào thứ Sáu, lên mức cao nhất mọi thời đại, lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1,000 nhân dân tệ, tương đương với 152.95 USD cho 1 tấn.

Giá quặng sắt đã lên mức cao nhất mọi thời đại. Ảnh: Tradingview

Hayden Dimes, ANZ Research cho biết giá sắt được thúc đẩy nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc. Theo Hiệp hội Thép Thế giới, 60% tổng lượng hàng vận chuyển bằng đường biển của thế giới vào năm 2019 là từ Úc.

“Không có nghi ngờ gì về việc nhu cầu của Trung Quốc đã mạnh hơn dự báo trong bối cảnh các biện pháp kích thích tài khóa đang được kỳ vọng. Tuy nhiên, mối đe dọa về sự gián đoạn nguồn cung tiếp theo đang đẩy nhanh đà tăng này, ”ông nói.

Nền kinh tế của Trung Quốc phần lớn đã phục hồi sau đợt suy giảm tồi tệ nhất do virus COVID-19 gây ra, một phần được thúc đẩy bởi sự kích thích phát triển cơ sở hạ tầng. Điều đó đã khiến nhu cầu về quặng sắt, một nguyên liệu sản xuất thép tăng vọt.

Trung Quốc nhập khẩu rất nhiều quặng sắt của Australia, mặt hàng này vẫn không chịu những áp lực thương mại khi mối quan hệ giữa Úc và Trunng Quốc đã xấu đi trong một năm qua, ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Australia sang quốc gia châu Á.

“Giá quặng sắt tăng cao đang giúp AUD phớt lờ những tin tức xấu, bao gồm cả mối quan hệ giữa chính phủ Úc và Trung Quốc ngày càng xấu đi,” Ngân hàng Khối thịnh vượng chung Úc (CBA) cho biết. Giá hàng hóa là một yếu tố định giá cho giá trị hợp lý của đồng Aussie, họ nói thêm.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Úc, bao gồm rượu vang, lúa mạch và bông, đã bị cuốn vào căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Quan hệ song phương giữa Canberra và Bắc Kinh đã trở nên xấu đi vào đầu năm nay sau khi Australia ủng hộ cuộc điều tra quốc tế về việc Trung Quốc xử lý đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, quặng sắt không bị liệt kê trong danh sách cấm nhập khẩu, mặc dù căng thẳng ngày càng tăng. CBA cho rằng, do rất ít nguyên vật liệu có thể thay thế được quặng sắt tại Trung Quốc.

“Trung Quốc chiếm 80‑85% xuất khẩu quặng sắt của Australia. Tuy vậy so với 4 tuần trước, xuất khẩu quặng sắt của Úc trong tuần lễ 30/11-04/12 đã giảm khoảng 6.1%, đây là điều tôi cho rằng là bất thường, làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc có thể đã hạn chế nhập khẩu từ Australia,” Vivek Dhar, giám đốc nghiên cứu hàng hóa năng lượng và khai thác tại ngân hàng CBA cho biết.

Ông nói thêm: “Và mặc dù những lo ngại đó là hợp lý do xuất khẩu than và tinh quặng đồng từ Australia sang Trung Quốc đã phải đối mặt với những hạn chế không chính thức trong năm nay, nhưng chúng tôi cho rằng còn quá sớm để kết luận tương tự về quặng sắt".

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ