Trump và “nghệ thuật đàm phán hòa bình” trên trường quốc tế

Trump và “nghệ thuật đàm phán hòa bình” trên trường quốc tế

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

13:44 13/05/2025

Việc từ bỏ vai trò “cảnh sát toàn cầu” không đơn giản như lời nói. Khi Ấn Độ và Pakistan xảy ra xung đột tuần trước, chính quyền Trump ban đầu giữ lập trường "không quan tâm".

Cụ thể, Phó Tổng thống JD Vance tuyên bố Mỹ sẽ không can thiệp vào chuyện của người khác, còn ông Trump chỉ nói chung chung rằng hai nước “rồi cũng sẽ tự giải quyết được”.

Nhưng khi căng thẳng leo thang và Pakistan ám chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân, Mỹ lập tức vào cuộc. Các quan chức cấp cao, kể cả Vance, đã điện đàm với các bên. Khi lệnh ngừng bắn được công bố, ông Trump nhanh chóng nhận công trạng.

Vai trò thực sự của Mỹ trong thỏa thuận vẫn chưa rõ, nhưng câu chuyện một lần nữa cho thấy nước Mỹ vẫn là “quốc gia không thể thay thế” – như lời cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright. Dù tuyên bố tránh xa các cuộc xung đột, chính quyền Trump vẫn phải hành xử như một siêu cường. Bởi như nhà phân tích Robert Kagan từng nói: “Siêu cường không thể nghỉ hưu.”

Không rõ Trump thực sự muốn rút khỏi vai trò toàn cầu hay chỉ muốn sử dụng sức mạnh Mỹ theo cách khác – lúc thì né tranh chấp, lúc lại dùng để thúc đẩy lợi ích kinh tế. Nhóm “kiềm chế” quanh Vance tự nhận là những người kiến tạo hòa bình, dù chính quyền từng đe dọa cả Greenland lẫn Panama. Riêng Trump, ông luôn muốn được công nhận là bậc thầy đàm phán – không chỉ trong thương mại mà cả về chiến tranh và hòa bình.

Tuần rồi, Trump được dịp nhận công lao giúp Mỹ – Anh ký thỏa thuận đình chiến thương mại (mà ông từng khơi mào), còn Ấn Độ – Pakistan thì tạm ngừng giao tranh. Nhưng câu hỏi lớn là: những thỏa thuận này có lâu dài không, hay chỉ là thắng lợi nhất thời?

Trên thực tế, chính quyền Trump chưa đạt được tiến triển rõ rệt về các thỏa thuận hòa bình. Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza đầu năm nay đã đổ vỡ. Israel hiện vẫn kiểm soát chặt nguồn viện trợ nhân đạo vào vùng chiến sự. Trump dự kiến sẽ dùng chuyến công du Trung Đông tuần này để “hồi sinh” kế hoạch hòa bình cho Gaza – dù triển vọng không mấy sáng sủa.

Tại vùng Vịnh, áp lực gia tăng xoay quanh chương trình hạt nhân Iran. Trong khi Mỹ đang cố đàm phán thỏa thuận mới, Israel lại thúc đẩy phương án tấn công quân sự. Đây đang là điểm chia rẽ lớn trong chính quyền. Phe “kiềm chế” – dẫn đầu bởi Vance – hiện đang lấn lướt. Việc sa thải Cố vấn An ninh quốc gia Mike Waltz, một “diều hâu”, được xem là bất lợi lớn cho Israel.

Ở mặt trận khác, Trump cũng cử người thân tín – ông trùm bất động sản Steve Witkoff – làm đặc phái viên xử lý cùng lúc ba hồ sơ nóng: Nga – Ukraine, Iran và Gaza. Nếu còn thời gian, có thể ông sẽ được giao thêm cả Kashmir.

Và khi tình hình quốc tế chưa đủ rối, giới quan sát còn lo ngại Trung Quốc đang chuẩn bị hành động với Đài Loan.

Trước muôn vàn căng thẳng, ông Trump có thể muốn quay về chiến lược “nước Mỹ biệt lập” với đại dương bao quanh. Nhưng bài học từ Nam Á vừa qua cho thấy: muốn tránh cũng không dễ.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận Mỹ - Trung khiến giá cước vận tải xuyên Thái Bình Dương tăng vọt
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thỏa thuận Mỹ - Trung khiến giá cước vận tải xuyên Thái Bình Dương tăng vọt

Một thỏa thuận mới giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giảm thuế thương mại đang tạo ra cơn sốt vận tải xuyên Thái Bình Dương, với giá cước vận tải container bật tăng khi các doanh nghiệp tranh thủ khoảng “90 ngày vàng” để gấp rút giao hàng trước khi thỏa thuận hết hiệu lực.
Thương mại toàn cầu biến động, ECB thúc giục đổi mới tư duy điều hành chính sách
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thương mại toàn cầu biến động, ECB thúc giục đổi mới tư duy điều hành chính sách

Trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi vào vòng xoáy bất định ngày càng sâu sắc, hai thành viên chủ chốt của Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã lên tiếng cảnh báo rằng ngân hàng trung ương không nên quá phụ thuộc vào các kịch bản cơ sở truyền thống.
Tin tức Chỉ số DAX: Triển vọng sáng hơn nhờ giảm thuế quan, Dự báo Tâm lý ZEW
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tin tức Chỉ số DAX: Triển vọng sáng hơn nhờ giảm thuế quan, Dự báo Tâm lý ZEW

DAX tăng lên 23,601 vào ngày 13/5 khi lệnh tạm dừng thuế quan của Hoa Kỳ - Trung Quốc nâng cao tâm lý toàn cầu; các nhà giao dịch chờ đợi diễn biến thương mại của EU và dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ. Trump chuyển trọng tâm thương mại sang EU, cảnh báo về các cuộc đàm phán khó khăn có thể ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu được niêm yết trên DAX. Bayer tăng hơn 9% sau khi vượt qua ước tính thu nhập và tái khẳng định triển vọng năm 2025 của mình..
Tăng trưởng tiền lương tại Anh chậm lại khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Tăng trưởng tiền lương tại Anh chậm lại khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự

Tốc độ tăng lương tại Anh đang có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi các doanh nghiệp bắt đầu cắt giảm nhân sự do phải đối mặt với chi phí lao động gia tăng – gồm mức lương tối thiểu mới và thuế lương cao hơn. Đây là tín hiệu rõ rệt cho thấy thị trường việc làm đang yếu đi.
Chỉ số Hang Seng và Nikkei 225: Thị trường phản ứng với việc Mỹ-Trung tạm dừng thuế quan
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chỉ số Hang Seng và Nikkei 225: Thị trường phản ứng với việc Mỹ-Trung tạm dừng thuế quan

Hoa Kỳ và Trung Quốc tuyên bố tạm dừng áp thuế trong 90 ngày, thúc đẩy Phố Wall và xoa dịu nỗi lo về suy thoái kinh tế năm 2025 tại Hoa Kỳ. Chỉ số Hang Seng giảm 1.49% khi Alibaba, JD.com và Baidu dẫn đầu mức lỗ trong các cổ phiếu công nghệ và ô tô. Nikkei 225 tăng 1.80% khi JPY suy yếu, thúc đẩy tâm lý nhà xuất khẩu và các cổ phiếu như Nissan và Sony.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ