Trump và Fed: Ai nên là người có quyền quyết định lãi suất?

Trump và Fed: Ai nên là người có quyền quyết định lãi suất?

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

16:16 09/08/2024

Ông Donald Trump đã gợi ý vào thứ 5 rằng Tổng thống nên có tiếng nói trong việc quyết định chính sách lãi suất — một bình luận có thể làm dấy lên nỗi lo ngại rằng ứng cử viên Đảng Cộng hòa có thể cố gắng tác động đến sự độc lập về mặt chính trị của Fed nếu ông tái đắc cử vào Nhà Trắng.

"Tôi cảm thấy rằng Tổng thống ít nhất cũng nên có tiếng nói về vấn đề đó", ông Trump phát biểu tại một cuộc họp báo vào thứ 5 tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Palm Beach, đề cập đến quá trình quyết định lãi suất. "Tôi nghĩ rằng tôi có trực giác tốt hơn, trong nhiều trường hợp, so với những người làm việc tại Fed hoặc thậm chí là Chủ tịch".

Ông Trump có thói quen chỉ trích gay gắt chính sách của Fed khi còn đương nhiệm, thường xuyên công kích cá nhân chủ tịch Fed Jerome H. Powell.

Ông Trump đã đưa ông Powell lên vị trí lãnh đạo, và sau đó Tổng thống Biden đã tái bổ nhiệm ông. Nhưng ông Powell đã khiến ông Trump tức giận khi duy trì lãi suất cao hơn mức ông mong muốn. Ông Trump đáp trả bằng cách gọi chủ tịch Fed và các đồng nghiệp là "những kẻ ngốc" và tại một thời điểm khác, ông đã hỏi trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng ai là "kẻ thù" lớn hơn, ông Powell hay chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Trump thừa nhận sự thù địch đó vào thứ 5, nói rằng ông "đã từng tranh cãi với ông Powell".

Mặc dù ông Trump đã có ý tưởng sa thải ông Powell trong thời gian làm việc tại Phòng Bầu dục, nhưng không rõ liệu việc sa thải hoặc giáng chức một chủ tịch Fed đang tại vị có hợp pháp hay không. Cuối cùng, ông Trump đã không bao giờ thử làm như vậy. Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi lớn về điều chờ đợi Fed nếu ông Trump tái đắc cử. Nhiệm kỳ của ông Powell với tư cách là chủ tịch sẽ kéo dài đến giữa năm 2026.

Một số đảng viên Cộng hòa đã đề xuất những ý tưởng có thể hạn chế đáng kể khả năng tự thiết lập lãi suất của Fed. Nhưng chiến dịch tranh cử của ông Trump vẫn còn do dự trong việc tán thành các kế hoạch như vậy và ông đã xoa dịu một số lo ngại vào đầu mùa hè này, khi ông nói trong một cuộc phỏng vấn của Businessweek rằng ông không có kế hoạch sa thải ông Powell nếu được tái đắc cử.

Tuy nhiên, bình luận đó cũng không phải là tuyệt đối: Điều này dường như ngụ ý rằng ông tin rằng mình có thể làm như vậy nếu ông thấy rằng ông Powell không thiết lập chính sách theo ý thích của ông Trump.

"Tôi sẽ để ông ấy tiếp tục làm chủ tịch, đặc biệt là nếu tôi nghĩ ông ấy đang làm điều đúng đắn", ông Trump nói với tạp chí.

Và gần đây hơn, ông Trump đã cam kết sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất nếu ông là tổng thống trong nhiều bài phát biểu vận động tranh cử, mặc dù tổng thống không kiểm soát được những điều đó.

Các quan chức Fed hiện đang giữ lãi suất ở mức 5.3%, mức đỉnh trong hơn hai thập kỷ, khi họ cố gắng chống lại lạm phát. Mặc dù các quan chức đã báo hiệu rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ sớm bắt đầu - có khả năng vào tháng 9 - lãi suất vẫn có thể ở mức cao vào thời điểm tổng thống tiếp theo nhậm chức vào đầu năm 2025.

Ông Trump liên tục thúc đẩy lãi suất thấp khi còn đương nhiệm, nhưng đã nói rõ một vài lần trong những tháng gần đây rằng ông sẽ coi bất kỳ động thái nào nhằm cắt giảm lãi suất trước cuộc bầu cử là một nỗ lực chính trị để giúp đảng Dân chủ. Lãi suất thấp hơn có xu hướng nâng đỡ thị trường và thúc đẩy nền kinh tế một cách chậm rãi.

“Ông Powell thường chậm trễ một chút trong mọi việc,” ông Trump nói về ông Powell vào thứ 5.

New York Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ