Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

10:14 22/11/2024

Từ lâu, người ta thường nói rằng người lính sẽ dành phần lớn thời gian để chờ đợi, chỉ thỉnh thoảng mới có những khoảnh khắc hành động ngắn ngủi. Điều này cũng tương tự với ngoại giao. Trong suốt một năm qua, các bên tham gia chiến tranh ở Ukraine đã chờ đợi kết quả bầu cử ở Mỹ. Chiến thắng lớn của Donald Trump đã chấm dứt sự chờ đợi đó và liệu rằng đây có thể là chìa khóa để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine?

Trump từ lâu đã nhấn mạnh rằng chấm dứt chiến tranh là ưu tiên hàng đầu. Ở Brussels, người ta ngày càng kỳ vọng rằng sẽ có lệnh ngừng bắn trong khi đó sự thống trị về quân sự của Hoa Kỳ trao cho Trump tiếng nói trong việc này.

Một số người vẫn sẽ lập luận rằng mục đích duy nhất có thể chấp nhận được là quân đội Nga rút lui về biên giới như khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Việc chấp nhận thay đổi biên giới chính thức là điều không thể đối với Ukraine và hầu hết các đồng minh của nước này. Nhưng ngày càng có nhiều người ở Kyiv, Washington và khắp châu Âu có chung quan điểm về một kịch bản có khả năng xảy ra nhất: một cuộc xung đột bị đóng băng, với vấn đề biên giới bị hoãn vô thời hạn.

Những người thân cận với Michael Waltz, nghị sĩ được Trump chọn làm cố vấn an ninh quốc gia, và những người khác trong nhóm chính sách đối ngoại của tổng thống đắc cử, đã nói về một phiên bản của Đường kiểm soát Triều Tiên như một kịch bản đáng tin cậy, với các đường biên giới tạm thời đã được thỏa thuận. Những câu hỏi quan trọng là làm thế nào để thực thi một thỏa thuận như vậy — và tất nhiên là làm thế nào để đưa Tổng thống Nga Vladimir Putin vào bàn đàm phán, vì cuộc giao tranh đã nghiêng về phía ông.

Margus Tsahkna, Bộ trưởng Ngoại giao Estonia, đã lên tiếng vào tuần này và nói với FT rằng châu Âu nên chuẩn bị gửi lực lượng đến Ukraine để hỗ trợ một thỏa thuận hòa bình. Theo ngôn ngữ chính trị của Westminster, ông ấy đang ‘’thả diều’’. Điều thú vị là hai ngày sau, con diều vẫn bay cao, phản ánh cách các quốc gia châu Âu bắt đầu cân nhắc liệu họ có thể đồng ý hay không và bằng cách nào.

Không giống như trong chiến tranh lạnh, khi số phận của châu Âu được quyết định bởi Washington và Moscow, lần này các nhà ngoại giao châu Âu tin rằng họ có thể có tiếng nói tại bàn đàm phán bởi lập luận rằng họ sẽ chỉ triển khai quân đội trong một vài điều kiện cụ thể. Nếu không có sự đảm bảo như vậy, nguy cơ Putin vi phạm các điều khoản của thỏa thuận sẽ rất cao.

Vẫn còn một kịch bản ác mộng đối với Ukraine, trong đó Trump thúc đẩy một thỏa thuận tồi tệ theo các điều khoản của Putin. Nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu thận trọng lạc quan rằng Trump đang lắng nghe họ và ông cũng không muốn trở thành tổng thống đứng nhìn Nga chiếm đóng Ukraine. "Trump muốn giải quyết vấn đề nhưng không phải bằng bất cứ giá nào", một quan chức cấp cao của châu Âu cho biết. "Không thể là sự đầu hàng của Ukraine" hoặc một thảm họa giống như Afghanistan bốn năm trước.

Và vì vậy, một kịch bản nữa là Trump có thể ký vào các đảm bảo an ninh — mặc dù không cam kết về tư cách thành viên NATO của Ukraine. Một ý tưởng nữa được đưa ra trong nhóm của ông là cam kết sẽ quay trở lại cuộc chiến nếu Putin phá vỡ các điều khoản của thỏa thuận. Tóm lại, ít nhất là về mặt lý thuyết, nhà lãnh đạo Nga sẽ không được phép phá hoại nó, như ông đã làm với các thỏa thuận Minsk năm 2014 và 2015, được cho là đã vạch ra ranh giới cho cuộc chiến ở giai đoạn đầu của cuộc chiến. Ý tưởng nhấn mạnh con đường dài của Ukraine để trở thành thành viên EU cũng nằm trong kế hoạch.

Tất cả những điều này đều dựa trên ý tưởng rằng Putin có thể bị khuất phục. Trên thực tế, khả năng chiến tranh leo thang có vẻ đáng lo ngại hơn bao giờ hết. Quyết định của chính quyền Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa chống lại các mục tiêu ở Nga đã thúc đẩy Nga bắn một ICBM vào Ukraine lần đầu tiên kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Nhưng quyết định về tên lửa của phương Tây cũng nhấn mạnh câu cửa miệng của thời điểm này đối với Ukraine và các đồng minh: "hòa bình thông qua sức mạnh".

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chuyển đổi kinh tế dưới thời Trump sẽ gây ra những hệ quả gì?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Chuyển đổi kinh tế dưới thời Trump sẽ gây ra những hệ quả gì?

Dưới thời Trump, nền kinh tế Mỹ đối mặt với một chuyển đổi đầy thách thức, các chính sách thương mại và ngân sách có thể cải thiện tình hình dài hạn nhưng lại mang đến nhiều rủi ro ngắn hạn. Các mức thuế quan cao và quyết định liên quan đến Cục Dự trữ Liên bang có thể đẩy nền kinh tế vào tình trạng lạm phát đình trệ, gây khó khăn cho cả các công ty và thị trường tài chính. Bài viết phân tích sâu những nguy cơ này và tác động của chúng đến các tài sản rủi ro và tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Dự đoán giá: BTC, ETH, XRP, BNB, SOL, DOGE, ADA, LINK, AVAX, SUI
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Dự đoán giá: BTC, ETH, XRP, BNB, SOL, DOGE, ADA, LINK, AVAX, SUI

Đà tăng của Bitcoin được hỗ trợ bởi lực mua vững chắc từ các định chế trong các quỹ ETF BTC giao ngay. Một đợt tăng trên mức $95.000 có thể khó khăn, nhưng dự đoán giá cuối năm của các nhà phân tích hiện đã mở rộng lên $200,000. Một số altcoin nhất định đang cho thấy dấu hiệu tạo đáy giá.
Vàng tăng mạnh, vượt ngưỡng 3,400 USD
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vàng tăng mạnh, vượt ngưỡng 3,400 USD

Giá vàng tăng vọt lên mức cao chưa từng có, phá vỡ ngưỡng 3,400 USD lần đầu tiên trong lịch sử khi thị trường biến động sau những chỉ trích mới về chính sách của Cục Dự trữ Liên bang từ Tổng thống Donald Trump.
Phim ảnh Disney soán ngôi doanh thu từ công viên giải trí
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Phim ảnh Disney soán ngôi doanh thu từ công viên giải trí

Tập đoàn Walt Disney từ lâu đã dựa vào phân khúc Trải nghiệm (Công viên giải trí, khu nghỉ dưỡng và du thuyền) để thúc đẩy lợi nhuận. Trong quý tài chính đầu tiên năm 2025, mảng này tạo ra 3.1 tỷ USD thu nhập hoạt động, duy trì vị thế là hoạt động sinh lời chính của Disney.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ