Thị trường tăng kỳ vọng ECB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất do tác động của thuế quan

Thị trường tăng kỳ vọng ECB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất do tác động của thuế quan

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:41 18/04/2025

Thị trường đang tăng kỳ vọng rằng ECB sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách nếu căng thẳng thương mại làm suy yếu nền kinh tế vốn đã mong manh của khu vực này.

ECB đã cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (bps) – lần cắt giảm thứ bảy trong chu kỳ hiện tại – xuống còn 2.25%, nhằm hỗ trợ nền kinh tế khu vực đồng euro đang gặp khó khăn, trong bối cảnh phải đối mặt với cú sốc lớn từ thuế quan của Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump công bố thuế trả đũa vào ngày 2 tháng 4.

Đồng euro suy yếu và lợi suất trái phiếu chính phủ trên khắp khối Euro giảm mạnh khi thị trường phản ứng với thông điệp "dovish" từ ECB. ECB nhấn mạnh triển vọng tăng trưởng đang xấu đi do căng thẳng thương mại, đồng thời loại bỏ cụm từ mô tả lãi suất là "mang tính thắt chặt" khỏi tuyên bố chính sách của họ.

Đây thường được hiểu là dấu hiệu của việc cắt giảm lãi suất chậm lại, nhưng lần này lại mang tính trấn an khi Chủ tịch ECB – bà Christine Lagarde – giải thích rằng việc đánh giá chính sách tiền tệ dựa trên một mức lãi suất trung lập là “vô nghĩa” trong một cú sốc kinh tế.

Bà Lagarde cho biết quyết định lần này được thông qua nhất trí, trong khi vài tuần trước vẫn còn một số thống đốc cho rằng nên tạm dừng – điều đó cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang rất nghiêm túc trước các rủi ro kinh tế.

“Tất cả những điều đó cho thấy ECB sẵn sàng làm những gì cần thiết,” ông Rohan Khanna, trưởng chiến lược lãi suất khu vực đồng euro tại Barclays, nhận định.

Các nhà giao dịch hiện định giá khả năng ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 6 là khoảng 75%, tăng từ khoảng 60% trước quyết định của ECB.

Họ hiện kỳ vọng ECB sẽ cắt giảm lãi suất tổng cộng khoảng 65 điểm cơ bản từ nay đến cuối năm, tăng so với mức gần 55 điểm trước đó – tức là họ cho rằng ba đợt cắt giảm lãi suất đến cuối năm có khả năng cao hơn so với hai đợt trước đó.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn hai năm của Đức – vốn nhạy cảm với kỳ vọng chính sách tiền tệ – đã giảm tới 7 điểm cơ bản, còn lợi suất tương đương của Ý giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2022. Lưu ý rằng giá trái phiếu và lợi suất biến động ngược chiều nhau.

Mặc dù tác động của thuế quan đối với lạm phát không rõ ràng như đối với tăng trưởng, thì những biến động mạnh của thị trường kể từ tuyên bố áp thuế gần đây nhất của ông Trump cho thấy xu hướng giảm lạm phát có thể tiếp diễn.

EUR/USD đã tăng hơn 9% lên khoảng 1.135 kể từ đầu tháng 3, điều này sẽ giúp kiềm chế chi phí nhập khẩu. Đồng tiền này hiện đang ở mức cao kỷ lục theo chỉ số tỷ trọng thương mại.

Giá dầu cũng đã giảm gần 10% trong tháng này và Trung Quốc – nguồn cung cấp hàng nhập khẩu lớn nhất cho EU – là bên bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan.

Thị trường hiện đã gác lại lo ngại về lạm phát, với một chỉ báo quan trọng về kỳ vọng lạm phát dài hạn được ECB theo dõi hiện ở đúng mức mục tiêu 2% của ECB, thấp hơn mức 2.2% hồi tháng 3.

Một số nhà kinh tế cảnh báo nguy cơ lạm phát rơi xuống dưới mục tiêu của ECB. Ví dụ, Citi đã dự đoán trước cuộc họp ECB rằng lạm phát sẽ chỉ đạt 1.6% vào năm tới và 1.8% vào năm 2027.

Đây có thể là một vấn đề đau đầu cho ECB, họ trước đây đã phải vật lộn với lạm phát thấp hơn mục tiêu trong nhiều năm trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

Việc các ước tính về triển vọng lãi suất của ECB khác nhau cho thấy mức độ bất định lớn, điều này có thể khiến thị trường khu vực đồng euro tiếp tục biến động.

Thực tế, một số nhà hoạch định chính sách của ECB cho rằng khả năng cao sẽ có thêm một lần cắt giảm lãi suất vào tháng 6, trong khi những người khác vẫn chưa đưa ra quyết định và muốn chờ thêm các chỉ báo kinh tế, theo nguồn tin của Reuters.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ