Tại sao Harris không nên được chọn là ứng cử viên duy nhất của đảng Dân chủ?

Tại sao Harris không nên được chọn là ứng cử viên duy nhất của đảng Dân chủ?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:53 23/07/2024

Chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 vốn đã khó đoán, giờ đây lại càng khó đoán hơn sau hôm Chủ Nhật. Sự hỗn loạn do Joe Biden bỏ cuộc nên được ngăn chặn. Nhưng động thái rời "cuộc chơi" của Tổng thống Joe Biden mang tính chính trị sau màn tranh luận "thảm họa" của ông với Donald Trump vào cuối tháng 6 và điều này vẫn đe dọa Đảng Dân chủ cho đến thời điểm hiện tại.

Như nhà thơ vĩ đại Paul Simon đã viết: "Con người chỉ nghe những gì mình muốn nghe và bỏ qua phần còn lại". Trong một thời gian dài, các chính trị gia Washington thuộc mọi đảng phái đã lặng lẽ thông đồng với nhau.

Mặc dù sau cuộc tranh luận khiến một số người ủng hộ Biden lặng lẽ quay lưng lại với ông, nhưng họ vẫn bảo vệ ông trước công chúng. Đối với Phó Tổng thống, Kamala Harris, người hiện có vẻ như sẽ là ứng cử viên tổng thống tiếp theo của Đảng Dân chủ, mọi người đã bỏ qua việc bà gây quỹ hàng chục triệu USD cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 của mình, nhưng lại bỏ cuộc trước cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên sau khi không thể đưa ra được thông điệp thuyết phục. Chưa có đảng viên Dân chủ nào đứng lên thách thức bà, mặc dù nhiều người nghi ngờ triển vọng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử của bà.

Về phía Đảng Cộng hòa, có rất nhiều chính trị gia GOP không đồng ý với một số yếu tố quan trọng trong bài phát biểu của Trump và không đồng tình với ngôn từ của ông - nhưng họ cũng im lặng. Sự thiếu can đảm của họ thật đáng buồn. Nhưng họ biết rằng một lời phản bác gay gắt đối với ông Trump có thể chấm dứt sự nghiệp chính trị của họ trước thời hạn.

Đảng Cộng hòa hiện đang kêu gọi ông Biden từ chức tổng thống ngay lập tức. Điều đó sẽ khiến phần lớn cử tri đánh giá cao sự khó khăn trong quyết định của ông. Không bỏ lỡ cơ hội này, ông Trump và những người ủng hộ ông đã liên tục lăng mạ Biden ngay sau tuyên bố của Biden thay vì tập trung vào việc chỉ ra sự tương phản rõ ràng giữa ông Trump và Harris.

Đảng Cộng hòa chỉ lắng nghe Đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ chỉ lắng nghe Đảng Dân chủ. Nhưng với tư cách là người thăm dò ý kiến, công việc của tôi là lắng nghe tất cả mọi người. Tôi đã tập hợp một nhóm gồm những cử tri chưa đưa ra quyết định vào tối thứ Sáu để đo lường tác động của cuộc tranh luận ba tuần trước, các cuộc phỏng vấn sau cuộc tranh luận của Biden, cuộc họp báo gần đây của ông và đại hội đảng Cộng hòa.

Không một cử tri nào trong số này muốn Biden trở thành ứng cử viên của Đảng Dân chủ - không phải vì họ không thích chính sách của ông, mà vì họ nghĩ ông không thể đảm nhận tốt trọng trách đó thêm bốn năm nữa.

Điều khiến tôi ngạc nhiên là chỉ có một người được phỏng vấn mong muốn Harris trở thành ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Phần còn lại đều chọn người khác hoặc chưa có câu trả lời. Điều đó cho thấy cuộc bỏ phiếu tổng thống có khả năng sẽ không thay đổi trong những tuần tới, ngay cả khi Harris hiện đang dẫn đầu. Bà ấy sẽ phải đợi đến đại hội Đảng Dân chủ để có cái nhìn khách quan hơn về vị trí của mình.

Tuy nhiên, những người được thăm dò ý kiến cũng đánh giá bài phát biểu của Trump tại đại hội không giống chiến dịch tranh cử của ông: quá dài, quá nhàm chán, "quá Trump", họ chia sẻ. Điều này khiến những người chưa đưa ra quyết định này vẫn do dự.

Điều này đơn giản là vì họ không thể quyết định. Có lẽ họ không thích cả ông Trump và Biden, đồng thời họ cũng đang cố gắng tìm kiếm ứng cử viên khác - người sẽ gây ít thiệt hại hơn cho đất nước.

Trong bối cảnh chính trị "khốc liệt" hiện tại, giới lãnh đạo Đảng Dân chủ dường như quyết tâm ngăn chặn mọi khả năng có thể dẫn đến một đại hội mở. Họ cố gắng duy trì quyền lực nội bộ bằng việc kế nhiệm tổng thống, dù ứng cử viên đó có nhiều khuyết điểm, thay vì tìm kiếm một ứng cử viên mới có thể có triển vọng tốt hơn.

Tuy nhiên, họ cần nhớ rằng việc trao đề cử cho Harris một cách nhanh chóng và không qua tranh luận sẽ gây hại cho hệ thống dân chủ và tạo cơ hội cho ông Trump. Có lẽ việc tổ chức một cuộc tranh luận để chọn người đề cử có thể gây ra tình trạng hỗn loạn chính trị trong ngắn hạn nhưng sẽ tốt hơn là phải đối mặt với hậu quả tiêu cực trong dài hạn.

Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả Frank Luntz.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ