Các đồng tiền tại thị trường mới nổi đồng loạt tăng giá khi đồng đô la Mỹ tiếp tục suy yếu trong bối cảnh dấy lên lo ngại về sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Sự gia tăng kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng Mỹ, được kích hoạt bởi các chính sách thuế quan quyết liệt của Tổng thống Donald Trump, đang đặt ra một thách thức mới đối với Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong nỗ lực kiểm soát đà tăng giá.
Rachel Reeves đang đối mặt với một bài toán tài khóa đầy nan giải. Trên cương vị Bộ trưởng Tài chính, bà phải cân bằng giữa trách nhiệm tài khóa và nhu cầu kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng lực lượng lao động là một trong những yếu tố quyết định chính đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng. Trong phần này, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích lực lượng lao động của nền kinh tế Hoa Kỳ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Mặc dù đã giảm đáng kể so với đỉnh điểm thời kỳ đại dịch, tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa của Mỹ vẫn duy trì ở mức cao khoảng 4%. Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương dường như không phải là yếu tố cản trở việc lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% của Fed. Điều này là do mức tăng năng suất đã vượt lên gần đến mức đỉnh trong lịch sử - cũng vào khoảng 4%.
Vàng tiếp tục ghi nhận mức giá cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi các yếu tố kinh tế toàn cầu như lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ. Dòng vốn mạnh mẽ đổ vào các quỹ ETF vàng, đặc biệt là từ châu Âu, cũng góp phần nâng cao hiệu suất của thị trường vàng. Triển vọng tích cực từ các yếu tố mùa vụ và chính trị dự báo sẽ hỗ trợ giá vàng duy trì đà tăng.
Châu Âu cần một chiến lược công nghiệp độc lập để đối phó hiệu quả với những thách thức ngày càng gia tăng từ Trung Quốc và Mỹ. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu khốc liệt, việc phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn khác khiến EU dễ bị tổn thương trước biến động thị trường và chính sách bảo hộ.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giữ vững ở mức 2.8% trong năm 2025, không thay đổi so với 2024, bị kìm hãm bởi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc.