Sự sụt giảm gần đây của đồng Yên và chi phí để bảo vệ chống lại đồng Dollar suy yếu khiến các công ty bảo hiểm nhân thọ Nhật Bản ủng hộ các khoản đầu tư vào trái phiếu Hoa Kỳ có đảm bảo (hedged U.S. bonds).
Kênh đào Suez vẫn tắc nghẽn có thể gây ảnh hưởng đến thị trường năng lượng tùy thuộc vào thời gian các tàu chở dầu bị kẹt. Nhưng trong khi chi phí vận chuyển gần mức cao nhất trong 18 tháng, dầu thô Brent đã trở lại dưới $64/thùng trong khi đồng USD suy yếu. Lợi suất TPCP Mỹ đang đi ngang trước phiên đấu giá kỳ hạn 7 năm hôm nay - và đó là một ngày bận rộn của các ngân hàng trung ương.
Một đồng Dollar mạnh hơn so với lợi suất sụt giảm và cổ phiếu chu kỳ dẫn đầu đà bán tháo không có nghĩa là “reflation trade” đã kết thúc. Có lý do để tin rằng đây chỉ là chướng ngại vật trên đà phục hồi rộng hơn - dòng vốn tái cân bằng sau một quý lộn xộn trên thị trường trái phiếu và một số nhà đầu tư lo lắng khi những giả định về dữ liệu tích cực bị đem ra kiểm tra.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang giảm dần từ mức đỉnh trong khi đồng Dollar bắt đầu lấy lại sức mạnh của mình. Mối tương quan giữa lợi suất và đồng bạc Xanh đang có dấu hiệu bị phá vỡ và liệu đề xuất tăng thuế có là một lời giải thích thoả đáng cho sự thay đổi này?
Có thể đà bán tháo trái phiếu “nguội” dần đã khiến lợi suất giảm nhẹ vào thứ Hai. Thông tin hôm thứ Sáu rằng Fed sẽ để SLR kết thúc được cho là tiêu cực đối với trái phiếu, vì nó không khuyến khích các bên cho vay nắm giữ trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Việc trái phiếu kho bạc “làm ngơ” tin tức đó cho thấy thị trường trái phiếu có thể đã tiến vào vùng “quá bán” về mặt kỹ thuật.
Lại một tuần nữa trong cuộc chiến của các nhà giao dịch và các ngân hàng trung ương, trái phiếu chính phủ sẽ tiếp tục là yếu tố dẫn dắt thị trường. Thị trường trái phiếu đang được củng cố trước khi Powell và các đồng nghiệp phát biểu ngày hôm nay. Nhưng bất chấp lợi suất 10 năm của Hoa Kỳ giữ dưới mức 1.67%, những câu chuyện tại các ngân hàng trung ương khác mới là điều khiến các nhà giao dịch mất cảnh giác.