Thị trường repo tại Anh đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các quỹ phòng hộ sử dụng đòn bẩy quá mức, làm gia tăng rủi ro hệ thống và đe dọa sự ổn định tài chính.
Lạm phát tại Anh đã tăng mạnh hơn kỳ vọng trong tháng 1, đạt mức 3.0% – cao nhất trong 10 tháng, làm dấy lên lo ngại về khả năng kiểm soát giá cả của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Đà tăng này đặt ra thách thức lớn đối với quan điểm của BoE rằng áp lực lạm phát sẽ dần hạ nhiệt trong dài hạn.
Tăng trưởng lương và việc làm tại Vương Quốc Anh ghi nhận kết quả tích cực bất chấp đợt tăng thuế lao động trị giá 26 tỷ GBP (32.8 tỷ USD) của chính phủ Lao động.
Lãi suất tại Anh vẫn đang ở mức quá cao so với thực trạng kinh tế trì trệ, đè nặng lên doanh nghiệp và người tiêu dùng. Dù BoE đã bắt đầu cắt giảm, câu hỏi đặt ra là: liệu họ có đang quá thận trọng? Và quan trọng hơn, chính sách tiền tệ có thể cứu vãn nền kinh tế hay trách nhiệm thực sự thuộc về chính phủ?
Các nhà đầu tư trái phiếu đang đánh hơi thấy cơ hội. Được tiếp thêm động lực từ làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu chính phủ Anh, thị trường tài chính toàn cầu đang đồng loạt dấy lên cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sắp diễn ra, kêu gọi hành động khẩn cấp và dự báo thời điểm đối mặt với áp lực nợ công đang cận kề. Giá trái phiếu đứng trước nguy cơ suy giảm mạnh với những hệ quả không thể lường trước.
Dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ đã làm lung lay kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất, đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên mức cao hơn và củng cố sức mạnh của đồng USD. GBP/USD dường như đang tái diễn kịch bản tháng 9/2022 khi phải đối mặt với áp lực từ cả yếu tố trong nước lẫn môi trường tài chính không ổn định.
Báo cáo việc làm đột phá của Hoa Kỳ được công bố vào thứ Sáu đã khiến giới đầu tư phải thay đổi kỳ vọng về thời điểm Fed hạ lãi suất và chuyển trọng tâm chú ý sang số liệu lạm phát tuần này.
Lợi suất trái phiếu tăng có thể là tin tốt cho các quỹ lương hưu khi giúp cải thiện khả năng đảm bảo chi trả cho người nghỉ hưu. Tuy nhiên, bài học từ cuộc khủng hoảng tài khóa thời Liz Truss cho thấy việc quản lý chi tiêu công và lãi suất vẫn là thách thức lớn đối với chính phủ Anh.
Theo dự báo dài hạn, Anh sẽ vượt trội hơn các nước châu Âu đang gặp khó khăn trong 15 năm tới, giúp Anh giữ vững vị trí trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo Reuters, nền kinh tế Anh không ghi nhận tăng trưởng trong quý 3, theo số liệu chính thức, làm dấy lên thêm những lo ngại về sự chững lại ngay khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer vừa bắt đầu nhiệm kỳ.
BoE vừa phát tín hiệu sẽ tiếp tục giảm lãi suất một cách thận trọng vào năm 2025, tuy nhiên ngày càng có nhiều nhiều quan chức ủng hộ việc cắt giảm lãi suất mạnh tay hơn. Một số thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) cho rằng, áp lực lạm phát dai dẳng không còn là mối lo ngại lớn và đã sẵn sàng bỏ phiếu cắt giảm lãi suất ngay lập tức nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.