Hàng hóa có vẻ là một trong những tài sản sẽ mất giá trong thời gian tới nếu dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ hôm thứ Ba thúc đẩy một đợt tăng giá của đồng dollar!
Quan điểm của các nhà hoạch định chính sách đã thay đổi, sự thận trọng ngày càng được đề cao, nhưng thị trường lại phát lờ tất cả trong một câu chuyện dường như đã mất đi tính bất ngờ.
Chi phí nhà ở tăng nhanh đã góp phần đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong 13 năm. Nhưng cách mà các nhà thống kê của chính phủ theo dõi giá hàng hóa tiêu dùng có thể đã không thể hiện hết mức độ tăng trưởng giá nhà bùng nổ trong những tháng gần đây.
Đồng Bạc Xanh sẽ trở thành tiêu điểm trong tuần này khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho sự kiện lớn cuối cùng trước mùa hè trong cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang vào giữa tuần.
Đồng đô la Mỹ không tăng mạnh phiên ngày hôm nay mặc dù lạm phát có bước nhảy vọt lớn nhất kể từ tháng 8 năm 2008. Thông thường, đồng bạc xanh sẽ tăng đột biến khi giá tiêu dùng tăng mạnh, nhưng nó lại đóng cửa thấp hơn so với hầu hết các đồng tiền chính. Kịch bản CPI tăng mạnh đã được dự đoán rộng rãi, nhưng cũng liên tục bị các quan chức Fed phớt lờ
Thêm một tháng thị trường chứng kiến sự bất ngờ về đà tăng của lạm phát. Cả CPI (0.6%) và CPI cơ bản (0.7%) đều vượt mức dự báo hàng tháng 0.5%. Trước đó CPI so với cùng kỳ năm ngoái cũng tăng 0.5%.
EUR/USD đang giảm dần do các nhà đầu tư lo ngại lạm phát tại Mỹ tăng cao hơn. Đồng thời, ECB sẽ không thay đổi chính sách của mình và nâng cấp các dự báo về nền kinh tế. Yohay Elam, một Nhà phân tích tại FXStreet, cho rằng tỷ giá đầu tiên sẽ giảm nhưng sau đó sẽ tăng lên.
Suốt từ đầu tuần đến nay, thị trường ngoại hối diễn ra khá trầm lắng và trải qua tình trạng tỷ giá dao động quanh biên độ hẹp. Nguyên nhân là bởi tất cả các bên đều đang “nín thở” chờ đợi số liệu CPI tháng Năm của Mỹ sẽ công bố vào thứ Năm này.
Chỉ số CPI của Hoa Kỳ tăng vọt vào thứ Năm có thể khiến lợi suất thực tăng cao hơn và đồng USD mạnh hơn. Thị trường có thể sẽ giật 2 chiều, đặc biệt là sau những con số NFP đáng thất vọng và sự sụt giảm sau đó của đồng Dollar.
Các ngân hàng trung ương gần đây đang tập trung vào việc mô tả lạm phát là nhất thời. Vấn đề là, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy áp lực giá có thể sẽ kéo dài. Điều này bao gồm các doanh nghiệp nhỏ đang chật vật tìm kiếm người lao động và tỷ lệ tuyển dụng cao kỷ lục ở Hoa Kỳ. Trợ cấp thất nghiệp đang làm đảo lộn dữ liệu kinh tế, buộc Fed phải "nâng đỡ" nền kinh tế.
Các nhà máy trên thế giới đang đối mặt nhiều bất lợi từ tình trạng giá hàng hóa tăng, phí vận tải biển tăng và nguồn cung bán dẫn khan hiếm, dấy lên lo ngại rằng lạm phát toàn cầu sắp bùng nổ trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn phục hồi từ đại dịch Covid-19.