Trong tuyên bố của mình, ECB cam kết “duy trì lộ trình tăng lãi suất với tốc độ ổn định” và, bằng ngôn ngữ cứng rắn khác thường, cho biết họ dự định sẽ tăng thêm 50 điểm cơ bản vào tháng Ba. Sau 4 lần tăng lãi suất trong năm 2022, lần thắt chặt thứ 5 đã lần đầu tiên đưa lãi suất khu vực đồng euro ra khỏi vùng âm kể từ năm 2014.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản một lần nữa, với giới đầu tư quan tâm nhiều hơn đến định hướng lãi suất sau tuần này.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ công bố quyết định lãi suất vào lúc 7h tối nay (2/2), cùng Biên bản cuộc họp và Báo cáo Chính sách Tiền tệ (MPR). BoE được dự báo tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản từ 3.50% lên 4.0%.
Các chỉ báo gần đây ghi nhận tiêu dùng và sản xuất tăng trưởng khiêm tốn. Tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ, với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì ở mức cao.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định không thực hiện thêm điều chỉnh đối với chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của mình, khiến đồng yên trượt giá mạnh. Điều này được cho là do ngân hàng trung ương này đang cố gắng ngăn chặn các hành động đầu cơ về việc bình thường hóa chính sách do động thái gây sốc vào tháng 12.
PBoC giữ nguyên lãi suất cho vay trung hạn (MLF) kỳ hạn 1 năm ở mức 2.75% trong tháng 1. Tuy nhiên, có nhiều khả năng ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất trong những tháng tới để hỗ trợ chính sách và tạo điều kiện cho sự phục hồi sau Covid, đồng thời ổn định thị trường bất động sản
JPY tăng vào đầu phiên thứ Năm, khi các nhà đầu tư đánh giá việc báo chí Nhật Bản đưa tin rằng BoJ sẽ xem xét các tác động phụ gây ra bởi chính sách của mình tại cuộc họp vào tuần tới.
Fed đã từng tạo ra một bong bóng khi phải đối phó với rủi ro mất thanh khoản của hệ thống tài chính Mỹ khi đại dịch Covid bùng phát. Hiện tại, Fed này lại đang ở bên kia chiến tuyến với kế hoạch kiềm chế lạm phát và giảm quy mô bảng cân đối tài sản.