Bài bình luận của Bộ trưởng Tài chính Suzuki về đồng Yên sáng nay đánh dấu một bước tiến xa hơn trong xu hướng can thiệp bằng lời nói. Đặc biệt, việc sử dụng thuật ngữ “xấu” (bad) – đồng Yên suy yếu khiến chi phí nhập khẩu tăng - đánh dấu một bậc mới trong giọng điệu của quan chức này.
Cuộc họp ECB tuần này cực kỳ khó nhằn với Chủ tịch ECB Lagarde khi bà phải tìm ra sự cân bằng chính sách để giảm lạm phát và khôi phục triển vọng tăng trưởng.
Những ngày tồi tệ nhất đối với đồng Yen sẽ kết thúc nếu một cựu quan chức BoJ dự đoán đúng về việc ngân hàng trung ương nước này sẽ điều chỉnh kiểm soát lợi suất trái phiếu. Hideo Hayakawa, cựu thống đốc ngân hàng BoJ, cho biết động thái này có thể diễn ra ngay trong mùa hè này. Ông cho rằng nó sẽ giải quyết những lo ngại về đồng Yen suy yếu và sự bất mãn về lạm phát.
Có khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cuối cùng sẽ bị buộc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ nới lỏng của mình khi một cuộc vận động hành lang từ các doanh nghiệp làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực từ đồng Yen yếu.
EUR/USD tiếp tục giao dịch xung quanh vùng 1.10 mặc dù lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn ngắn tiếp tục tăng. Vào thứ Sáu tuần trước, lạm phát của Khu vực đồng Euro công bố cao kỷ lục 7.5%, làm dấy lên kỳ vọng rằng ECB có thể phải thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn nữa.
Nước Mỹ bổ sung gần nửa triệu việc làm trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhiều hơn dự kiến, điều này cho thấy một thị trường lao động mạnh mẽ có khả năng hỗ trợ quan điểm chính sách "diều hâu" của Fed trong những tháng tới.
Dot Plot mới nhất của Fed dự báo 7 lần tăng lãi suất trong năm nay, gấp đôi dự báo lần trước trong tháng Mười Hai. Và sau đó, một loạt các phát biểu từ quan chức Fed, kể cả các thành viên dovish, cũng kết luận rằng họ sẽ phải tiến hành sớm.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản tiếp tục kích thích tiền tệ, đồng thời bộc lộ thêm lo lắng về nền kinh tế trước lập trường dovish của mình, trong khi Fed hay BoE đều đang tăng lãi suất.