Quan điểm Kathy Lien 27/7: 10 thông tin không thể bỏ qua đối với FX trader tuần này

Quan điểm Kathy Lien 27/7: 10 thông tin không thể bỏ qua đối với FX trader tuần này

07:26 27/07/2021

Nhìn vào lịch kinh tế, đây được coi là một tuần bận rộn đối với thị trường ngoại hối, với quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương, báo cáo GDP, lạm phát và việc làm được công bố. Một số công ty công nghệ lớn đã có báo cáo thu nhập và, với việc chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục mới vào thứ Hai, các nhà đầu tư sẽ theo dõi những kết quả đó một cách cẩn thận vì những thất vọng lớn có thể kích hoạt động thái động chốt lời trên diện rộng.

Dưới đây là 10 thông tin quan trọng nhất cần theo dõi trong tuần này:
1. Thông báo chính sách tiền tệ của FOMC
2. Báo cáo thu nhập của các hãng công nghệ lớn
3. GDP sơ bộ quý 2 của Hoa Kỳ
4. GDP sơ bộ quý 2 của Châu Âu
5. GDP của Canada
6. CPI khu vực đồng tiền chung châu Âu
7. CPI của Úc
8. CPI của Canada
9. Báo cáo việc làm của Đức
10. Báo cáo thu nhập & Chi tiêu Cá nhân của Hoa Kỳ

Thông báo về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang là sự kiện được chú ý nhiều nhất, nhưng có khả năng rất cao là tuyên bố của FOMC sẽ hầu như không thay đổi. Kể từ cuộc họp cuối cùng của Fed, tỷ lệ tiêm chủng cao đã khuyến khích chi tiêu và đi du lịch nhiều hơn. Nhưng chúng tôi chưa thấy điều này thể hiện trong dữ liệu vì báo cáo doanh số bán lẻ mới nhất cho thấy chỉ tăng 0.6% trong tháng 7, nhưng không nghi ngờ gì về việc hoạt động kinh tế đã tăng tốc trong tháng qua. Vấn đề ở đây là các biến thể của vi rút Delta, việc hết hạn lệnh cấm trục xuất người thuê nhà trong tuần này, và gói trợ cấp thất nghiệp bổ sung sắp kết thúc sẽ gây ra rủi ro lớn cho hoạt động kinh tế vào mùa thu. Fed thừa nhận rằng họ đã nói về việc bàn đến thu hẹp QE trong cuộc họp gần đây nhất và các cuộc thảo luận có thể sẽ tiếp tục vào tháng Bảy. Tuy nhiên, các thông báo quan trọng có thể sẽ được đưa vào hội nghị chuyên đề Jackson Hole tháng 8, nơi các nhà hoạch định chính sách sẽ gặp trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát, với các chi tiết được công bố tại cuộc họp FOMC tháng 9.

Tất cả những điều này có nghĩa là FOMC tuần này có thể không có tác động lớn đến đồng đô la Mỹ. Nếu Chủ tịch Fed Jerome Powell luôn kín tiếng về chính sách trong tương lai và đánh giá thấp các báo cáo lạm phát gần đây, thì biên độ giao dịch hiện nay của USD/JPY và EUR/USD sẽ được giữ vững. Nhưng nếu ông tiếp tục nhắc đến việc thu hẹp QE và cho rằng bình thường hóa chính sách đang đến rất gần, đồng đô la Mỹ sẽ tăng vọt. Tăng trưởng GDP mạnh hơn cũng được dự đoán rộng rãi trong quý II, do đó, một con số tốt sẽ không phải là một bất ngờ lớn.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng công bố GDP quý 2. Mặc dù Ngân hàng Trung ương Châu Âu vẫn tỏ ra "Dovish" và báo cáo IFO của Đức giảm bất ngờ, việc EUR/USD đi ngang sau ECB và tăng trong phiên hôm qua cho chúng ta biết cặp tiền này đang bị quá bán. Nếu phần còn lại của báo cáo kinh tế của tuần này gây bất ngờ với xu hướng tăng (và chúng tôi nghĩ rằng chúng sẽ tăng), thì EUR/USD có thể vượt lên trên 1.19. Giống như Hoa Kỳ, tỷ lệ tiêm chủng cao dẫn đến ít hạn chế hơn trong Khu vực Euro trong quý thứ hai. Sự gia tăng của hoạt động du lịch và chi tiêu sẽ tạo ra một động lực lớn cho GDP quý 2. Lạm phát đang tăng và theo PMIs, việc tuyển dụng được mở rộng với tốc độ nhanh hơn vào tháng trước.

Báo cáo lạm phát của Canada sẽ tác động tới thị trường nhiều hơn so với GDP. Úc cũng công bố CPI, nếu mạnh hơn, có thể giúp hồi phục đồng Aussie đang bị quá bán. Tuy nhiên, với việc RBA vẫn dovish và tình trạng phong tỏa đang diễn ra, Aussie có lẽ vẫn sẽ chịu áp lực.

Với tất cả những điều trên, sự kiện có tác động tới thị trường nhất trên lịch kinh tế của tuần này có thể là báo cáo thu nhập. Hay chính xác hơn là tâm lý rủi ro. Nếu chứng khoán tiếp tục kéo dài đà tăng, đồng đô la Mỹ và đồng Yên Nhật sẽ suy yếu. Nếu thu nhập gây thất vọng dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu, thì tất cả các loại tiền tệ chính có thể rơi vào bế tắc.

Kathy Lien

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ