Peter Schiff: Tình hình nợ của Mỹ không giống Nhật Bản mà giống khủng hoảng tại Argentina

Peter Schiff: Tình hình nợ của Mỹ không giống Nhật Bản mà giống khủng hoảng tại Argentina

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:16 01/11/2023

Rất nhiều người không nghĩ vậy, ít nhất là chưa. Họ lấy Nhật Bản làm ví dụ về một quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP cao hơn nhiều và đang hoạt động tốt. Peter Schiff cho biết họ đang nhìn nhầm quốc gia. Mỹ giống Argentina hơn Nhật Bản.

Tỷ lệ nợ trên GDP ở Nhật Bản là hơn 200%. Tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ chỉ vào khoảng 125%. Nếu Nhật Bản đang ổn thì tại sao chúng ta lại phải lo lắng ở Mỹ?

Peter lưu ý rằng thực tế là Nhật Bản không thực sự “ổn”.

Hiện tại Nhật Bản đang gặp vấn đề. Họ đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng lên gần 1%. USDJPY gần đây đã vượt mốc 150. Trong khi đó, lạm phát đang tăng nóng.

Đừng nói, “Nhật Bản gánh nhiều nợ thế mà vẫn không sao cả.” Họ không hề không sao cả. Cái họ sắp nhận được là quả báo.”

Peter cho biết Mỹ đang ở trong tình thế khác với Nhật Bản và cũng sẽ sớm nhận quả báo. Mỹ sẽ không bao giờ đạt được tỷ lệ nợ trên GDP là 200%, thậm chí sẽ không đạt tới 150%.

Tại sao không?

Peter cho biết sự khác biệt lớn giữa Mỹ và Nhật Bản là Nhật Bản là chủ nợ ròng và người Nhật tiết kiệm với tỷ lệ cao hơn nhiều so với người Mỹ.

"Thế giới nợ Nhật Bản rất nhiều tiền. Nhật Bản có rất nhiều số tiền đó dưới dạng tài sản USD - như trái phiếu chính phủ Mỹ, chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp của Mỹ. Nhật Bản sẽ bán và đang bán những tài sản đó để cố gắng giảm thiểu thiệt hại. Bởi vì Nhật Bản từng quá giàu có và từng không phải vay mượn nước ngoài nên họ có thể tăng nợ cao hơn trước khi khủng hoảng xảy ra. Điều đó không có nghĩa là họ sẽ không gặp khủng hoảng. Họ chỉ trèo lên vách đá cao hơn trước khi rơi xuống vực thẳm.”

Mỹ không thể làm vậy vì đất nước này đang khánh kiệt.

“Chúng ta nợ thế giới. Chúng ta nợ thế giới một gia tài. Chúng ta phụ thuộc vào thế giới để mua trái phiếu của chúng ta. Đó là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của ta - nợ - USD và nợ. Nếu ta không thể xuất khẩu thứ đó nữa thì nền kinh tế sẽ không hoạt động nữa. Nó được xây dựng trên nền tảng đó, và đang trong quá trình sụp đổ. Vì vậy, bạn không thể có được sự an ủi sai lầm nào đó khi biết rằng Nhật Bản sống sót được với tỷ lệ nợ lên tới 200% GDP hay bất kỳ con số nào, nên ta cũng có thể. Mỹ không phải là Nhật Bản. Mỹ còn tệ hơn. Mỹ là Argentina.”

Ngân hàng trung ương Argentina cũng đang trong cuộc chiến chống lạm phát và không thể giành chiến thắng. Gần đây họ đã tăng lãi suất lên 133%, và con số đó vẫn thấp hơn tỷ lệ lạm phát của đất nước.

Mặc dù họ có lãi suất ba chữ số nhưng nó sẽ không hiệu quả. Nó sẽ không ngăn chặn được lạm phát. Thâm hụt ngân sách đang gia tăng ở Argentina. Nợ quốc gia đang tăng. Vì vậy, lạm phát sẽ không biến mất. Những lần tăng lãi suất này sẽ không ngăn được lạm phát vì chúng không thể thay đổi động lực chi tiêu của chính phủ. Ta đang ở trong tình trạng khó khăn tương tự.”

Một số người sẽ nói rằng bạn không thể so sánh Mỹ và Argentina. Peter nói: “Chắc chắn tôi có thể.”

Tình hình Mỹ hoạt động giống như cách chúng hoạt động ở Argentina. Kinh tế là quy luật. Chúng ta sẽ chịu những hậu quả tương tự.”

Peter lưu ý rằng có thời điểm, Argentina là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới.

Argentina không phải lúc nào cũng khánh kiệt. Họ đang khánh kiệt. Vì vậy, nếu điều đó có thể xảy ra với Argentina, nó có thể xảy ra với Mỹ nếu ta đang làm điều tương tự như họ đã làm – sử dụng thâm hụt lớn này, in tiền vô hạn.”

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế quan trọng vào ngày hôm nay, bao gồm việc cắt giảm lãi suất và bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào thị trường. Động thái này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gây ra.
Liệu Trung Quốc có thực sự hưởng lợi từ các chính sách của Tổng thống Trump ở khu vực Mỹ Latinh?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu Trung Quốc có thực sự hưởng lợi từ các chính sách của Tổng thống Trump ở khu vực Mỹ Latinh?

Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc đã từng bước mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực Mỹ Latinh, vượt qua Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại hàng đầu tại Nam Mỹ với tổng giá trị đầu tư vượt 130 tỷ USD trải rộng từ cảng biển chiến lược đến các mỏ khai thác khoáng sản.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ để hỗ trợ nền kinh tế
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung Quốc cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ để hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc sẽ giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng để thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ. Các biện pháp này nhằm tăng thanh khoản, hỗ trợ nhu cầu nhà ở và ổn định thị trường xuất khẩu và bất động sản.
Đồng Yên Nhật giảm khi có tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng Yên Nhật giảm khi có tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Đồng yên suy yếu do kỳ vọng về tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung và đà phục hồi của USD trước thềm cuộc họp FOMC. Tuy nhiên, triển vọng chính sách thắt chặt từ BoJ và rủi ro địa chính trị tiếp tục hỗ trợ JPY trong trung hạn. Về kỹ thuật, USD/JPY vẫn bị giới hạn dưới ngưỡng kháng cự 144.00 và có nguy cơ giảm sâu nếu xuyên thủng mốc hỗ trợ 142.00.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ