Mức tiêu dùng yếu kìm hãm chính quyền Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại với Trump

Mức tiêu dùng yếu kìm hãm chính quyền Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại với Trump

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

13:48 11/02/2025

Trái phiếu chính phủ Trung Quốc tiếp tục tăng dù dữ liệu chi tiêu Tết có vẻ tích cực, phản ánh lo ngại về nhu cầu yếu. Trong khi căng thẳng thương mại leo thang, Bắc Kinh phản ứng thận trọng hơn trước Mỹ, còn thị trường công nghệ Trung Quốc lại bứt phá nhờ cơn sốt DeepSeek.

Đà tăng của trái phiếu chính phủ Trung Quốc tiếp tục được củng cố, ngay cả khi dữ liệu chi tiêu trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán có vẻ khả quan. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp kỷ lục mới, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm cũng xuyên thủng đáy tháng 1, giữa bối cảnh giới chuyên gia kêu gọi thêm biện pháp kích thích tiêu dùng.

Lợi suất trái phiếu chính phủ 30 năm ở Trung Quốc thấp hơn so vơi Nhật Bản

Dù lượng khách du lịch và số vé xem phim bán ra đạt mức cao kỷ lục trong dịp Tết, chi tiêu trung bình mỗi chuyến đi vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch. Các chuyên gia của Macquarie Group Ltd. nhận định tăng trưởng thu nhập khả dụng của hộ gia đình đã chậm lại đáng kể, chỉ đạt 5.3% trong năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 9% mỗi năm giai đoạn 2014-2019.

“Bắc Kinh khó có thể chống đỡ một cuộc chiến thương mại mới khi kinh tế nội địa đang suy yếu,” các nhà kinh tế Larry Hu và Zhang Yuxiao của Macquarie nhận xét. Theo họ, chính phủ có thể phải đẩy mạnh kích cầu trong nước nhằm giảm thặng dư thương mại, tạo thêm dư địa ứng phó với căng thẳng thương mại.

Nomura Holdings Inc. cũng đồng quan điểm, với nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc Lu Ting dự báo chính quyền sẽ tìm nhiều cách khác nhau để thúc đẩy nhu cầu nội địa, đặc biệt là tiêu dùng, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với xuất khẩu.

Trước quyết định áp thuế bổ sung 10% lên hàng hóa Trung Quốc của Mỹ, Bắc Kinh có phản ứng kiềm chế hơn so với nhiệm kỳ đầu của Donald Trump. Trung Quốc chỉ áp thuế lên 14 tỷ USD hàng hóa Mỹ – con số nhỏ so với quy mô các biện pháp của Trump nhưng đồng thời phát đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng gây thêm áp lực lên doanh nghiệp Mỹ nếu cần.

Lý do chính là Trung Quốc có nhiều thứ để mất hơn khi xuất khẩu sang Mỹ gấp hơn ba lần so với lượng hàng nhập khẩu. Giới đầu tư đang chờ xem liệu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể nhanh chóng đạt được thỏa thuận hay không, nhưng đến nay Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn chưa có động thái liên lạc với Trump.

Theo Zerlina Zeng, Giám đốc chiến lược châu Á tại Creditsights Singapore LLC, mức thuế mới có thể khiến xuất khẩu của Trung Quốc giảm 2.5% trong năm nay và kéo giảm tăng trưởng GDP khoảng 50 bps.

Tuy nhiên, giữa căng thẳng thương mại, thị trường chứng khoán Trung Quốc lại xuất hiện điểm sáng nhờ cơn sốt DeepSeek, thúc đẩy sự quan tâm đối với các công ty công nghệ. Chỉ số CSI Robot tăng mạnh, vượt trội so với thị trường chung và ngành công nghệ, trong khi Hang Seng Tech chính thức bước vào xu hướng tăng giá.

Dù mức định giá thấp góp phần củng cố tâm lý lạc quan, các chiến lược gia tại Morgan Stanley vẫn tỏ ra thận trọng với cổ phiếu bán dẫn và phần cứng Trung Quốc, do lo ngại những rủi ro từ chính sách thuế quan.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu thị trường ở thời điểm hiện tại đã có đáy?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu thị trường ở thời điểm hiện tại đã có đáy?

Giữa lúc lo ngại về lạm phát siêu tốc, vỡ nợ quốc gia và chiến tranh đang lan rộng trong giới đầu tư, nhiều chỉ báo tâm lý cho thấy sự bi quan đang đạt mức cực độ — một tín hiệu mà một số nhà phân tích xem là cơ hội mua hiếm có. Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy rằng tâm lý thị trường, dù tiêu cực đến đâu, không phải lúc nào cũng là chỉ báo đáng tin trong thời kỳ khủng hoảng thực sự. Vậy đâu là ranh giới giữa thời điểm “máu đổ là lúc nên mua” và “chưa đủ đau để tạo đáy”?
Nước Mỹ thời hậu công nghiệp: Giấc mơ ‘Made in America’ liệu có thành hiện thực?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nước Mỹ thời hậu công nghiệp: Giấc mơ ‘Made in America’ liệu có thành hiện thực?

Sau Thế chiến II, khi phần lớn châu Âu và Nhật Bản còn đang gượng dậy từ đống tro tàn, nước Mỹ từng chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn cầu – một giai đoạn huy hoàng khi phần còn lại của thế giới phụ thuộc nặng nề vào hàng hóa “Made in USA”. Thế nhưng, ánh hào quang đó đã phai mờ theo thời gian.
Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada

CAD/USD đã ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 29/4 tại châu Á, phản ánh tâm lý tích cực của thị trường sau khi ông Mark Carney chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, qua đó tiếp tục vai trò Thủ tướng và giữ vững quyền kiểm soát cho Đảng Tự do.
JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro

Bộ phận giao dịch của JPMorgan dự báo đà phục hồi của chứng khoán Mỹ còn dư địa nhờ lợi nhuận Big Tech và tiến triển thương mại. Tuy nhiên, ngân hàng cảnh báo tác động tiêu cực từ thuế quan có thể sớm gây áp lực lên nền kinh tế. Nhà đầu tư được khuyên nên thận trọng, ưu tiên chốt lời khi thị trường mạnh lên.
Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tăng tốc chuyển đổi USD sang nhân dân tệ khi cho rằng áp lực giảm giá lớn nhất đối với đồng nội tệ đã qua. Động thái này phản ánh kỳ vọng nhân dân tệ sẽ ổn định sau khi Mỹ áp thuế cao, trong bối cảnh Bắc Kinh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ