[Market Brief 21.03.2023]: Sắc xanh quay trở lại thị trường chứng khoán

[Market Brief 21.03.2023]: Sắc xanh quay trở lại thị trường chứng khoán

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

09:47 21/03/2023

Diễn biến chính trong phiên giao dịch qua đêm là sự phục hồi của tài sản rủi ro

[Market Brief 21.03.2023]: Sắc xanh quay trở lại thị trường chứng khoán
[Market Brief 21.03.2023]: Sắc xanh quay trở lại thị trường chứng khoán

Diễn biến chính trong phiên giao dịch qua đêm là sự phục hồi của tài sản rủi ro, sau khi cơ quan quản lý của các nước có những hành động kịp thời vào cuối tuần vừa rồi. Chứng khoán châu Âu tăng trở lại và cả ba chỉ số chính của Mỹ đều đóng cửa ở mức cao hơn. Lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ tăng, đặc biệt là trái phiếu kỳ hạn ngắn, trong khi đồng bạc xanh suy yếu.

Thoả thuận sáp nhập 2 ngân hàng ở Thuỵ Sĩ vào cuối tuần qua đã khiến các trái chủ bất bình. Các nhà đầu tư đồng loạt quay lưng với trái phiếu cấp 1 bổ sung (additional tier-one bonds, AT1) và trái phiếu chuyển đổi dự phòng (contingent convertible - CoCos) do các ngân hàng châu Âu khác phát hành. ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã nhanh chóng đưa ra các tuyên bố khẳng định rằng họ luôn ưu tiên trái chủ hơn cổ đông. BOE tái khẳng định rằng trái phiếu AT1 xếp hạng cao hơn vốn cổ phần phổ thông cấp 1 (CET1) và xếp sau vốn cấp 2 (T2) - sự kết hợp giữa dự trữ, công cụ lai giữa nợ và vốn, và nợ thứ cấp có kì hạn.

Thoả thuận hoán đổi USD của Fed với 5 ngân hàng trung ương lớn khác đã không giúp nhu cầu USD tăng trong phiên giao dịch qua đêm. Fed và ECB, Ngân hàng trung ương Anh, Ngân hàng trung ương Canada, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã có những hành động nhanh chóng vào cuối tuần qua để đáp ứng nhu cầu USD. 6 NHTW lớn sẽ tiến hành các hoạt động hoán đổi USD hàng ngày thay vì hàng tuần để tăng tính thanh khoản cho USD. Tuyên bố của Fed cho biết điều này cung cấp “một hỗ trợ thanh khoản quan trọng để giảm bớt căng thẳng trên thị trường vốn toàn cầu”.

Các ngân hàng Hoa Kỳ đã sử dụng cửa sổ chiết khấu của Fed để có được số vốn kỷ lục vào tuần trước. Họ đã vay 153 tỷ USD vào thứ Tư tuần trước, ngày 15 tháng 3, vượt quá mức đỉnh 111 tỷ USD cho tuần kết thúc vào ngày 29 tháng 10 năm 2008.

DJIA tăng 1.2%, S&P500 tăng 0.9% và Nasdaq Composite Index tăng 0.4%. Euro Stoxx 50 phục hồi tăng 1.3%. Chỉ số DXY giảm 0.4% xuống 103.28 với tỷ giá EUR/USD tăng 50 pip lên 1.0720.

Lợi suất trái phiếu kho bạc 2 năm của Hoa Kỳ tăng 14 điểm cơ bản lên 3.98% trong khi lợi suất 10 năm tăng 6 điểm cơ bản lên 3.48%. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng 2 điểm cơ bản lên 2.13% và lợi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng 3 điểm cơ bản lên 3.31%. Giá dầu thô WTI trên sàn NYMEX tăng 1.4% lên 67.64 USD và vàng giảm 0.5% xuống 1,979 USD sau khi tăng 6.5% trong tuần trước.

Không có số liệu nào ở Mỹ được công bố trong phiên giao dịch đêm. Hôm nay, chúng ta sẽ có doanh số bán nhà và chỉ số hoạt động phi sản xuất của Fed Philly.

Sự chú ý đổ dồn vào quyết định của Fed trong ngày mai với việc định giá hợp đồng tương lai lãi suất Fed ở mức 74% cơ hội lãi suất tăng 25 bp. Điều này sẽ đưa đỉnh lãi suất lên 5%. Thị trường cũng sẽ xem xét kỹ lưỡng dot plot mới của Fed và bất kỳ dấu hiệu nào trên bảng cân đối kế toán.

Trên thị trường ngoại hối, USD/JPY đã giảm trở lại 50 pips xuống 131.30 khi USD suy yếu. AUD/USD chỉ cao hơn một chút ở khoảng 0.6720.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nước Mỹ thời hậu công nghiệp: Giấc mơ ‘Made in America’ liệu có thành hiện thực?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nước Mỹ thời hậu công nghiệp: Giấc mơ ‘Made in America’ liệu có thành hiện thực?

Sau Thế chiến II, khi phần lớn châu Âu và Nhật Bản còn đang gượng dậy từ đống tro tàn, nước Mỹ từng chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn cầu – một giai đoạn huy hoàng khi phần còn lại của thế giới phụ thuộc nặng nề vào hàng hóa “Made in USA”. Thế nhưng, ánh hào quang đó đã phai mờ theo thời gian.
Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada

CAD/USD đã ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 29/4 tại châu Á, phản ánh tâm lý tích cực của thị trường sau khi ông Mark Carney chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, qua đó tiếp tục vai trò Thủ tướng và giữ vững quyền kiểm soát cho Đảng Tự do.
JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro

Bộ phận giao dịch của JPMorgan dự báo đà phục hồi của chứng khoán Mỹ còn dư địa nhờ lợi nhuận Big Tech và tiến triển thương mại. Tuy nhiên, ngân hàng cảnh báo tác động tiêu cực từ thuế quan có thể sớm gây áp lực lên nền kinh tế. Nhà đầu tư được khuyên nên thận trọng, ưu tiên chốt lời khi thị trường mạnh lên.
Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tăng tốc chuyển đổi USD sang nhân dân tệ khi cho rằng áp lực giảm giá lớn nhất đối với đồng nội tệ đã qua. Động thái này phản ánh kỳ vọng nhân dân tệ sẽ ổn định sau khi Mỹ áp thuế cao, trong bối cảnh Bắc Kinh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?

Trong khi thế giới tài chính vẫn tập trung cao độ vào một cuộc khủng hoảng địa chính trị — cuộc chiến thương mại — thì ở châu Á, hai điểm nóng khác cũng đang leo thang. Trung Quốc gia tăng khiêu khích Philippines trên Biển Đông, còn căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan lại bùng lên sau các vụ đụng độ ở Kashmir.
Nền kinh tế Nga đang chậm lại: Những nguyên nhân đằng sau sự thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nền kinh tế Nga đang chậm lại: Những nguyên nhân đằng sau sự thay đổi

Sau ba năm tăng trưởng mạnh mẽ, nền kinh tế Nga đang chứng kiến sự suy giảm đáng kể, chủ yếu do quá trình chuyển đổi cấu trúc, chính sách tiền tệ thắt chặt và những biến động từ môi trường bên ngoài. Mặc dù chiến lược quân sự hóa và lãi suất cao góp phần làm chậm lạm phát, sự giảm giá dầu và căng thẳng thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ