Lạm phát dai dẳng có thể khiến USD tăng thêm 5%

Lạm phát dai dẳng có thể khiến USD tăng thêm 5%

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

10:19 13/09/2023

Theo Clifton Hill, nhà quản lý danh mục vĩ mô tại Công ty Quản lý Tài sản Acadian, USD có thể tăng vọt cùng với lợi suất trái phiếu trong những tháng tới vì lạm phát dai dẳng có thể sẽ thúc đẩy Fed tiếp tục thắt chặt chính sách.

Ông dự báo USD có thể tăng thêm 5% so với nhiều đồng tiền khác, với động lực từ việc các nhà hoạch định chính sách đánh tiếng tăng lãi suất vào cuộc họp ngày 1/11. Ông ưu tiên đánh lên USD với AUD, NZD, JPY và CAD.

Quan điểm của ông về Fed và USD đã được chứng thực vào đầu năm nay. Vào tháng 2, ông đã dự báo chính xác rằng JPY sẽ giảm trở lại mức thấp nhất trong 32 năm khi Fed thắt chặt mạnh tay hơn kỳ vọng.

Đồng bạc xanh đi ngang trong phiên thứ Ba, sau khi giảm từ mức đỉnh 6 tháng vào thứ Hai khi chính quyền Nhật Bản và Trung Quốc tăng cường hỗ trợ nội tệ. Nhưng như ông nhận định, sự suy yếu vào đầu tuần sẽ chỉ là một chướng ngại nhỏ khi thị trường đánh giá lại hưỡng đi của Fed. Đó là một chuỗi sự kiện sẽ thúc đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm lên gần 5%, mức đỉnh của năm 2007, từ mức khoảng 4.3% hiện nay.

Ông cho biết: “Fed có thể vẫn sẽ tăng lãi suất thêm nữa”, có thể là hai hoặc ba lần nữa. “Việc lạm phát thực sự tăng cao so với mục tiêu của các ngân hàng trung ương toàn cầu trong quý IV sẽ là yếu tố thay đổi thị trường.”

Các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tuần tới và định giá khoảng 50% khả năng tăng lãi suất vào ngày 1/11, trước khi chuyển sang cắt giảm vào năm tới. Fed đã đưa lãi suất điều hành lên mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ vào tháng 7 để kiềm chế lạm phát.

Đồng USD tăng liên tục 8 tuần qua, nhờ sức mạnh vượt trội của nền kinh tế Mỹ so với các quốc gia lớn khác, đặc biệt là châu Âu và Trung Quốc.

Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ được công bố vào thứ Tư dự kiến sẽ cho thấy áp lực lạm phát đang gia tăng trở lại, gây rủi ro cho thị trường trái phiếu. CPI dự kiến sẽ tăng 3.6% trong tháng 8 so với cùng kỳ, từ mức 3.2% trong tháng 7, ngay cả CPI lõi giảm xuống 4.3%, theo ước tính của Bloomberg.

“Mỗi khi lạm phát giảm xuống, thị trường và các nhà kinh tế lại nhận định rằng nó sẽ tiếp tục giảm xuống 2% trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản của Mỹ vẫn ở mức trên 4% và rất có thể sẽ duy trì tại đây hoặc tăng trở lại vào quý III đến đầu năm sau.”

Ông cũng dự báo USD sẽ tăng mạnh so với hầu hết các thị trường mới nổi, đặc biệt là nhân dân tệ, đồng won Hàn Quốc và đồng real của Brazil.

Ông nhận thấy rằng suy đoán của mình cũng là rủi ro các tài sản như cổ phiếu, vốn dễ bị tổn thương trước triển vọng chính sách thắt chặt của Fed.

Nhưng nếu lạm phát ngày càng khó giải quyết, “các nhà làm luật sẽ không có nhiều lựa chọn. Nếu lạm phát tăng lên, bạn không thể cắt giảm lãi suất đột ngột được”.

Theo ông, trong “kịch bản tốt nhất”, khi lạm phát không tăng nhanh như ông mong đợi, Fed sẽ không tăng lãi suất thêm nữa mà thay vào đó giữ nguyên lãi suất trong suốt năm 2024.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hỗn loạn...là chiến lược? Thị trường mệt mỏi với phong cách của Trump!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hỗn loạn...là chiến lược? Thị trường mệt mỏi với phong cách của Trump!

Các chỉ báo tâm lý thị trường thường dao động trong dải từ sợ hãi đến tham lam. Tuy nhiên, hiện trạng thị trường không thuộc về bất kỳ trạng thái nào trong số đó. Chúng ta đang vận hành trong một thực tại nơi tăng trưởng và viễn cảnh suy thoái đồng tồn tại liên tục, khiến nhà đầu tư hoàn toàn mất phương hướng. Tình trạng này không chỉ gây kiệt sức mà còn vô cùng bức xúc, tạo ra vô số cạm bẫy tổn thất trên thị trường tài chính, và dự báo sẽ còn kéo dài.
Nghệ thuật "đàm phán kiểu Trump": Khi thương lượng trở thành tín ngưỡng?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nghệ thuật "đàm phán kiểu Trump": Khi thương lượng trở thành tín ngưỡng?

"Tôi không bao giờ quá gắn bó với một thương vụ hay một phương pháp tiếp cận riêng lẻ" – tuyên bố được cho là của Donald J Trump năm 1987. "Tôi luôn vận hành đồng thời nhiều kịch bản, bởi đa số các thỏa thuận đều đổ vỡ, bất kể chúng khởi đầu có vẻ triển vọng đến đâu."
Ngành vận tải biển và hàng không Hoa Kỳ điêu đứng trước làn sóng sụt giảm nhu cầu do chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Ngành vận tải biển và hàng không Hoa Kỳ điêu đứng trước làn sóng sụt giảm nhu cầu do chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump đối với Bắc Kinh đang gây ra làn sóng ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ. Báo cáo từ các nhà điều hành cảng container và quản lý vận tải hàng không cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng và đáng lo ngại về lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ.
Tổng quan thị trường: Chứng khoán châu Á khởi sắc nhẹ, hợp đồng tương lai Mỹ suy yếu
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tổng quan thị trường: Chứng khoán châu Á khởi sắc nhẹ, hợp đồng tương lai Mỹ suy yếu

Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận đà tăng nhẹ trong phiên khai mạc tuần mới với tâm lý thận trọng, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao diễn biến đàm phán thương mại giữa Mỹ với các nước trong khu vực, cũng như các dấu hiệu về gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ