Kỳ vọng gì vào cuộc họp sản lượng của OPEC+ ngày 2/3

Kỳ vọng gì vào cuộc họp sản lượng của OPEC+ ngày 2/3

17:07 02/03/2022

OPEC cùng các đồng minh, tức OPEC+, hôm nay họp quyết định chính sách sản lượng tháng 4.

Bộ trưởng Dầu mỏ các quốc gia thành viên OPEC và đồng minh, tức OPEC+, hôm nay sẽ họp bàn về chính sách sản lượng tháng 4. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine làm gia tăng lo ngại gián đoạn nguồn cung dầu vốn đang thắt chặt, khiến giá dầu tăng vượt 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014.

OPEC và đồng minh, tức OPEC+, đã tăng sản lượng dần dần trở lại sau khi nhất trí cắt giảm kỷ lục 10 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 10% sản lượng toàn cầu, hồi tháng 3/2020 để hỗ trợ thị trường ứng phó Covid-19.

Tại cuộc họp hôm 2/2, OPEC+ nhất trí tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày, mức tăng hàng tháng được thống nhất bắt đầu thực hiệntừ tháng 8/2021, cho tháng 3, đồng nghĩa dư địa cần phục hồi giảm còn 2,6 triệu thùng/ngày tính đến hết tháng 9.

OPEC+ khả năng cao giữ nguyên mức tăng 400.000 thùng/ngày cho tháng 4, theo giới phân tích.

Liên minh này đang đối mặt với áp lực từ các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu, trong đó có Mỹ và Ấn Độ, yêu cầu tăng sản lượng hơn nữa để giảm giá và hỗ trợ đà phục hồi kinh tế thế giới nhưng vẫn chưa đáp lại. Hiện tại, chỉ số ít quốc gia trong OPEC+ còn dư địa tăng sản lượng, trong đó có Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Nga ngày 24/2 bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, vấp phải sự chỉ trích mạnh từ phương Tây. Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp các lệnh trừng phạt làm hạn chế khả năng Nga tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu nhưng chưa ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu dầu và khí đốt.

Thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 1/3 đã họp bàn về khủng hoảng Ukraine, nhất trí xả kho dự trữ 60 triệu thùng dầu.

Do Nga đang hợp tác với Arab Saudi, xung đột với Ukraine sẽ không làm gián đoạn quá trình này và hầu hết các quốc gia OPEC+ đều thể hiện lập trường trung lập. OPEC+ vẫn sẽ tập trung vào nới lỏng dần hạn chế sản lượng để quay về mức sản xuất như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Zayed al-Nahyan ngày 1/3, thảo luận về thỏa thuận OPEC+ và cam kết tiếp tục hợp tác trên thị trường năng lượng, các hãng tin Nga và Arab Saudi đưa tin.

4 nguồn tin OPEC+ cùng ngày cho biết liên minh khả năng cao giữ nguyên mức tăng 400.000 thùng/ngày cho tháng 4, bất chấp tình hình Ukraine. Theo đó, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine không ảnh hưởng đến thực hiện thỏa thuận về nguồn cung.

UAE, đồng minh thân cận của Mỹ tại Trung Đông, ngày 25/2 bỏ phiếu trống với dự thảo nghị quyết lên án hành động của Nga của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Một cố vấn ngoại giao của tổng thống UAE nói động thái trên nhằm khuyến khích một giải pháp chính trị và chọn phe chỉ thúc đẩy bạo lực.

Ủy ban kỹ thuật của OPEC+ đã họp ngày 1/3 để đánh giá các yếu tố cơ bản. OPEC+ được cho là đã điều chỉnh giảm dự báo thặng dư cung năm nay 200.000 thùng/ngày xuống 1,1 triệu thùng/ngày so với kịch bản cơ sở.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ