Kinh tế toàn cầu 2022 qua biểu đồ: Lạm phát bắt đầu hạ nhiệt, từ Mỹ đến châu Âu

Kinh tế toàn cầu 2022 qua biểu đồ: Lạm phát bắt đầu hạ nhiệt, từ Mỹ đến châu Âu

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

17:46 04/12/2022

Lạm phát toàn cầu cuối cùng cũng đang bắt đầu hạ nhiệt, nhưng có lẽ như thế là quá ít đối với các ngân hàng trung ương vẫn đang cho rằng áp lực giá đang quá cao.

Tại Mỹ, trong tháng 10, lạm phát lõi (bỏ qua biến động giá thực phẩm và năng lượng) chỉ tăng 0.2% so với tháng trước, thấp hơn dự báo ban đầu. Tại Eurozone, lạm phát hàng năm cũng đã giảm mạnh nhất kể từ năm 2020, nhưng vẫn ở mức 10%. Dù có tín hiệu hạ nhiệt, vẫn có những bằng chứng cho thấy lạm phát có thể dai dẳng hơn. Biên chế lao động tại Mỹ tiếp tục tăng vượt dự báo và tăng trưởng lương đạt mức cao nhất trong gần một năm. Tại Anh, các doanh nghiệp vẫn tự tin rằng có thể chuyển chi phí cao hơn sang người tiêu dùng, trong khi kỳ vọng lạm phát vẫn rất dai dẳng.

Đây là một số biểu đồ về tình hình kinh tế thế giới.

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu đã tạo đỉnh, dù tốc độ giảm chậm vẫn sẽ là một vấn đề với các ngân hàng trung ương trong năm 2023.

Các nhà máy tại châu Á và châu Âu đều chật vật trước nhu cầu tiêu thụ toàn cầu thấp, và áp lực này sẽ kéo dài trong nhiều tháng tới. Khảo sát của S&P Global cho thấy hoạt động sản xuất suy yếu và triển vọng ảm đạm tại cả hai khu vực.

Đa phần các ngân hàng trung ương toàn cầu đã tăng lãi suất trong năm nay. Ngân hàng trung ương Ghana tăng lãi suất lên mức cao nhất trong hơn 19 năm để kìm hãm lạm phát. Ngân hàng trung ương của Thái Lan và Guatemala cũng đã tăng lãi suất, trong khi Cộng hòa Dominica, Mozambique và Botswana vẫn chưa thắt chặt.

Biên chế lao động tại Mỹ tăng mạnh hơn dự báo và lương tăng mạnh nhất trong gần một năm, cho thấy áp lực lạm phát dai dẳng, tăng khả năng Fed thắt chặt mạnh tay.

Chỉ số PCE lõi, thước đo lạm phát chính của Fed, tăng 0.2% trong tháng 1o, mức thấp thứ hai trong năm nay trong khi chi tiêu hồi phục, cho thấy hy vọng các đợt tăng lãi suất của Fed đang kìm hãm lạm phát mà không gây suy thoái. Chi phí dịch vụ lõi cũng đã hạ nhiệt.

Lạm phát Eurozone lần đầu tiên hạ nhiệt trong hơn một năm rưỡi, đem đến hy vọng cho ECB trong cuộc chiến chống lạm phát cam go nhất của họ. Lạm phát tháng 11 giảm xuống 10%, với giá năng lượng và dịch vụ chỉ tăng nhẹ.

Tại Anh, nhiều người đang hối hận vì đã bỏ phiếu rời EU trong năm 2016, do những lo ngại kinh tế. Đầu tư kinh doanh tại đây đã chịu nhiều thiệt hại hơn Đức, Pháp và ý. Đầu tư tại đây cũng đã tụt hậu so với các quốc gia G7 khác kể từ Brexit.

Lạm phát tại đây cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể, với các doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá thêm 5.7% trong 12 tháng tới.

Nhập khẩu của Trung Quốc từ Hàn Quốc đã giảm hơn 25% trong tháng trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Đợt giảm này lại là một chỉ báo nữa cho thấy ảnh hưởng của chính sách Zero-Covid lên tiêu dùng và nhu cầu toàn cầu.

Chi tiêu doanh nghiệp tại Nhật Bản đã tăng 4 quý liên tiếp giữa tình hình đồng Yên suy yếu, điều có thể giúp nền kinh phục hồi trong quý III.

Hoạt động kinh tế tại Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng 10 nhờ sản lượng khai khoáng tăng và bán lẻ tiếp tục đứng vững khi lạm phát bắt đầu hạ nhiệt.

Kiều hối Mexico đạt mức kỷ lục 5.36 tỷ USD trong tháng 10, nhờ dòng tiền liên tục tăng từ lao động ngoài nước, kích thích kinh tế nước nhà.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc cân nhắc cải tổ sâu rộng mô hình bán nhà để vực dậy thị trường bất động sản
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung Quốc cân nhắc cải tổ sâu rộng mô hình bán nhà để vực dậy thị trường bất động sản

Bắc Kinh đang xem xét cấm mô hình bán nhà hình thành trong tương lai nhằm ngăn khủng hoảng bất động sản lan rộng. Nếu được triển khai, các nhà phát triển chỉ được phép bán nhà sau khi xây dựng hoàn tất, điều có thể siết chặt dòng tiền và gây áp lực lên các doanh nghiệp yếu vốn. Chính phủ cũng cam kết hỗ trợ tài chính để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ.
Maersk cắt giảm triển vọng thị trường vận tải biển toàn cầu do cuộc chiến thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Maersk cắt giảm triển vọng thị trường vận tải biển toàn cầu do cuộc chiến thuế quan của Trump

Maersk hạ dự báo tăng trưởng thị trường vận tải container toàn cầu năm 2025 xuống còn -1% đến +4%, so với mức khoảng 4% trước đó, do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và bất ổn địa chính trị. Dù chịu tác động ít hơn nhờ tuyến thương mại chính là châu Á - châu Âu, hãng vẫn cảnh báo nhu cầu container toàn cầu còn nhiều bất định, đặc biệt nếu căng thẳng thuế quan kéo dài.
Giá vàng đảo chiều giảm mạnh trước thềm ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Anh và cuộc đàm phán Mỹ - Trung
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá vàng đảo chiều giảm mạnh trước thềm ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Anh và cuộc đàm phán Mỹ - Trung

Giá vàng đã sụt giảm đáng kể vào ngày hôm nay khi thông tin về khả năng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ ký kết thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư. Đồng thời, giới đầu tư cũng đang theo dõi sát sao kết quả từ cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dự kiến diễn ra trong cuối tuần này.
NIESR cảnh báo: Reeves sẽ vi phạm quy tắc tài khóa 57 tỷ GBP trước kế hoạch ngân sách tiếp theo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

NIESR cảnh báo: Reeves sẽ vi phạm quy tắc tài khóa 57 tỷ GBP trước kế hoạch ngân sách tiếp theo

Theo một viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu, Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves dự kiến sẽ không đạt cả hai quy tắc tài khóa của bà tới hàng chục tỷ bảng Anh trong ngân sách mùa thu của Vương quốc Anh, khiến bà không còn lựa chọn nào khác ngoài tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu.
Toyota lao đao vì thuế quan Trump, cân nhắc thương vụ 42 tỷ USD
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Toyota lao đao vì thuế quan Trump, cân nhắc thương vụ 42 tỷ USD

Toyota dự báo lợi nhuận hoạt động giảm 21% trong năm tài chính do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ, khiến áp lực lên Tokyo gia tăng. Trong khi đối phó với biến động thương mại, hãng cũng đang xem xét thương vụ tư nhân hóa Toyota Industries trị giá tới 42 tỷ USD. Đây có thể là thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ