Kathy Lien: Tuần tới là thời điểm thích hợp để Euro và Bảng Anh giảm giá

Kathy Lien: Tuần tới là thời điểm thích hợp để Euro và Bảng Anh giảm giá

11:34 10/10/2020

Cho dù đồng USD dự báo được hỗ trợ nhờ tâm lý rủi ro từ nay đến thời điểm bầu cử, trader cũng không nên đặt cược vào USD/JPY và USD/CHF

Chỉ còn chưa đầy bốn tuần trước cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3 tháng 11, và các nhà đầu tư rõ ràng đang tin rằng bất kể ai chiến thắng, nền kinh tế sẽ trở nên tốt hơn vào năm 2021 so với năm 2020. Trừ khi xảy ra thêm một lần phong tỏa kinh tế toàn diện, việc hồi phục gần như là chắc chắn. Nhìn lại, năm 2020 sẽ là một trong những năm đen tối nhất trong lịch sử hiện đại, nhưng những tiến bộ y học trong năm qua sẽ khiến năm 2021 trở thành một năm phục hồi. Quan trọng hơn, Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch để kích thích nền kinh tế mạnh tay trong năm mới. Mặc dù vậy, trong vài tuần tới, biến động sẽ tăng lên với phạm vi giá chạy lớn hơn và dữ dội hơn của cả thị trường tiền tệ và cổ phiếu. Các cuộc đàm phán về kích thích tài khóa của Hoa Kỳ và các cuộc đàm phán Brexit vẫn đang ở chế độ chờ và cho đến khi đạt được thỏa thuận, các tin tức mới sẽ vẫn gây rủi ro lớn. Một loại vắc-xin cũng sắp được nghiên cứu thành công, nhưng khả năng thông báo vắc-xin trước cuộc bầu cử vẫn chưa chắc chắn.

Trong tuần tới, ngoài các tin tức về gói kích thích và các dòng tweet ngoài lề từ Trump, trọng tâm của chúng tôi sẽ là sự phục hồi của kinh tế Mỹ đang diễn ra như thế nào. Doanh số bán lẻ được lên lịch công bố cùng với các cuộc khảo sát về sản xuất Empire State và Philadelphia. Nhiều người Mỹ nhận được ít trợ cấp thất nghiệp hơn trong tháng 9, vì vậy điều quan trọng là phải xem điều đó ảnh hưởng đến chi tiêu như thế nào. Rất có thể, tiêu dùng sẽ giảm, đặc biệt xuất phát từ biến động của thị trường chứng khoán và rủi ro bầu cử. Các cuộc khảo sát sản xuất cũng sẽ cung cấp một cái nhìn quan trọng về động lực của nền kinh tế, nhưng theo nhiều cách, chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan sẽ cho biết nhiều nhất về cảm nhận của người Mỹ. Số liệu lạm phát cũng được lên lịch công bố, nhưng Fed đã nói rõ rằng lạm phát đang quá thấp và dữ liệu mới nhất phải phản ánh điều đó. Đồng đô la Mỹ đã giảm so với hầu hết các đồng tiền chính vào thứ Sáu và mặc dù vào tuần tới nó có thể tăng nhờ các dòng tiền trú ẩn an toàn, thì USD/JPY và USD/CHF vẫn nhiều khả năng chịu áp lực.

Đồng Euro dự báo giảm và cuộc khảo sát ZEW của Đức vào tuần tới có thể là tin tức hoàn hảo dẫn dắt động thái này. Các ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng trên khắp châu Âu, buộc các chính phủ phải công bố những hạn chế mới sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi trong nửa cuối năm của khu vực. Với cuộc khảo sát của ZEW đo lường tâm lý nhà đầu tư, thì sự suy giảm đáng kể sẽ không đáng ngạc nhiên, nhưng chính những hạn chế ngày càng tăng và lo ngại ngày càng lớn của ngân hàng trung ương và các chính phủ khu vực có thể khiến các nhà đầu tư rút khỏi đồng Euro.

Sterling sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán Brexit, dự kiến tiếp tục vào tuần tới. Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 15 tháng 10 là thời hạn cuối cùng mà Vương quốc Anh đưa ra để đồng ý về một thỏa thuận Brexit và Thủ tướng Boris Johnson cảm thấy rằng cả hai bên nên chấp nhận nếu vẫn không có thỏa thuận nào vào thời điểm đó. Thật không may, một thỏa thuận đang có vẻ khó xảy ra vì Michel Barnier, người đứng đầu Ủy ban châu Âu về Quan hệ với Vương quốc Anh, đã rời các cuộc đàm phán sớm đề quay về Brussels vào thứ Sáu. Downing Street mô tả cuộc họp cuối cùng của họ là hữu ích, nhưng như chúng tôi đã lưu ý trước đây, hầu hết các nhận định tích cực đến từ Vương quốc Anh và hầu hết các thông tin tiêu cực từ EU. Bên cạnh các cuộc đàm phán Brexit, số liệu thị trường lao động ở Anh cũng sẽ có vào tuần tới. Đồng bảng Anh đã chịu áp lực giảm vào thứ Sáu do GDP, sản xuất công nghiệp và dữ liệu thương mại yếu hơn.

Cả ba đồng tiền hàng hóa đều giao dịch tăng điểm vào thứ Sáu. Các khoản cho vay mua nhà từ Úc rất mạnh, nhưng bất ngờ lớn nhất đến từ Canada, nơi báo cáo dữ liệu việc làm đáng kinh ngạc. Các nhà kinh tế dự báo rằng tăng trưởng việc làm sẽ yếu hơn, nhưng thực tế hơn 378,000 người đã tìm được việc làm mới trong tháng 9, cao hơn gấp đôi kỳ vọng. Tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm từ 10.2% xuống 9%, nhưng phần hay nhất của báo cáo là gần như tất cả việc làm được tạo ra đều là toàn thời gian. Không có báo cáo kinh tế lớn nào của Canada được lên kế hoạch công bố vào tuần tới, trong khi Úc sẽ công bố báo cáo thị trường lao động và New Zealand có chỉ số PMI.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hàng hoá nông nghiệp có phải là nơi trú ẩn cuối cùng trong thời kỳ bất ổn?

Đây là thời điểm khó khăn để nắm giữ các loại tài sản truyền thống. Cổ phiếu biến động mạnh, lợi suất trái phiếu thì dao động thất thường, giá vàng đang gặp hiện tượng quá mua. Vậy hàng hoá (không phải vàng) có phải là nơi trú ẩn an toàn? Là một công cụ phòng ngừa rủi ro? Hay là kênh đa dạng hóa?
Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại di chuyển cùng chiều trong những ngày qua?

Trong sáu phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu và giá trái phiếu đều tăng. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 9%, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 25 điểm cơ bản. Trên danh nghĩa, đây là tin tốt với một danh mục đầu tư đa dạng điển hình: cả hai phần tài sản đều sinh lời. Nhưng đồng thời điều này cũng có phần đáng ngại.
Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cố vấn kinh tế của Trump thất bại trong việc trấn an giới đầu tư trái phiếu giữa làn sóng lo ngại về thuế quan

Stephen Miran, cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, gặp gỡ các nhà đầu tư lớn để trấn an về các chính sách thuế quan, nhưng gặp khó khăn trong việc thuyết phục họ. Các nhà đầu tư bày tỏ sự thất vọng, cho rằng các quan điểm của ông về thuế quan và thị trường thiếu logic và không đủ thuyết phục. Dù vậy, Miran vẫn kiên trì bảo vệ các chính sách của chính quyền, đặc biệt là tác động của thuế quan đối với đối tác thương mại của Mỹ.
Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Hedge fund quay lưng với cổ phiếu Mỹ giữa cơn bão chính sách

Nhiều quỹ đầu cơ đang tăng cường đặt cược vào việc bán khống cổ phiếu Mỹ, bất chấp đà phục hồi gần đây của thị trường. Nguyên nhân là môi trường chính sách bất ổn và lo ngại tăng trưởng kinh tế suy yếu chưa được phản ánh đầy đủ vào giá. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào châu Âu, Nhật Bản và thị trường mới nổi đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn.
“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

“Bức thư tình” của Kevin Warsh: Liệu có phải là lời khẳng định cho một bước ngoặt lịch sử tại Fed?

Kevin Warsh, cựu Thống đốc Fed, chỉ trích mạnh mẽ các quyết sách của ngân hàng trung ương và gọi bài phát biểu là "bức thư tình" gửi đến Fed. Ông kêu gọi một Fed độc lập, tập trung vào kiểm soát lạm phát và hạn chế mở rộng phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, liệu ông có thể thay đổi thực tế nếu trở lại Fed vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Tác động đa chiều và hệ lụy toàn cầu

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra những tác động sâu rộng đến cả hai nền kinh tế và thị trường toàn cầu. Trong khi Mỹ đối mặt với nguy cơ suy thoái và chi phí tiêu dùng tăng cao, Trung Quốc cũng phải điều chỉnh chiến lược kinh tế để thích ứng với tình hình mới. Sự leo thang căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến hai quốc gia mà còn làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra những bất ổn kinh tế trên diện rộng.
Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lằn ranh giàu nghèo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến thương mại với Mỹ đang thúc đẩy đổi mới ở tầng lớp tinh hoa Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện và AI. Tuy nhiên, người lao động phổ thông lại đối mặt với mất việc và thu nhập bấp bênh do xuất khẩu suy giảm và thị trường lao động dư thừa. Chính phủ nhiều khả năng sẽ không tung ra gói kích thích lớn, khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ