Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể sẽ tiếp tục kéo dài tới nửa cuối của năm 2022, theo công ty bảo hiểm tín dụng thương mại Euler Hermes.
Mỹ đang chuẩn bị bước vào năm Covid thứ 3 khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và virus tiếp tục có những đột biến. Nhưng đối với Washington và Phố Wall, một cơn "dư chấn" Covid đang làm lu mờ hầu hết mọi thứ khác.
Rủi ro lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2022 có thể là tình trạng kinh tê trì trệ (stagnation) khi lạm phát do chi phí đẩy gây tổn thương tới nhu cầu vốn đang yếu ớt ở trong nước, đồng thời việc thắt chặt chính sách tiền tệ lẫn tài khóa sẽ tác động tiêu cực, theo Nomura Holdings.
Vấn đề chính của những rắc rối mà Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp phải là chính sách kinh tế "không giống ai" do Tổng thống Recep Tayyip Erdogan áp dụng trong nhiều năm. Ông Erdogan lập luận rằng lãi suất cao sẽ đẩy lạm phát tăng cao và lãi suất thấp sẽ khiến lạm phát giảm.
Phát biểu tại Hội nghị về Dân chủ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen nhấn mạnh: “Có những lý lẽ xác đáng để cho rằng hiện nay nơi tốt nhất để cất giấu và rửa những khoản tiền bẩn thực ra là Mỹ".
Theo Christian Mueller-Glissmann - giám đốc điều hành bộ phận chiến lược danh mục đầu tư và phân bổ tài sản của Goldman, quan điểm cứng rắn của Fed và sự xuất hiện của biến thể Omicron sẽ tiếp tục tạo ra nhiều thách thức trong thời gian tới.
Trong khi vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, thiếu lao động và các chương trình kích thích kinh tế ở phương Tây được xem là những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến đà tăng lạm phát trong ngắn hạn, thì một xu hướng khác có thể làm gia tăng giá cả hàng hóa tiêu dùng trong dài hạn: đảo ngược toàn cầu hóa (deglobalization).