Đồng Yên yếu: Nhật Bản cảnh báo và "dọa" can thiệp thị trường tiền tệ

Đồng Yên yếu: Nhật Bản cảnh báo và "dọa" can thiệp thị trường tiền tệ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

13:21 16/07/2024

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết Nhật Bản sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp nhằm chống lại những biến động quá mức trên thị trường tiền tệ, điều này khiến thị trường luôn cảnh giác về khả năng can thiệp để hỗ trợ đồng Yên.

"Điều quan trọng là tỷ giá hối đoái phải biến động ổn định theo các yếu tố cơ bản. Biến động quá mức là điều không mong muốn", ông Hayashi phát biểu tại một cuộc họp báo. "Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ biến động tỷ giá hối đoái và sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp có thể", ông nhấn mạnh.

Ông Hayashi đã từ chối bình luận khi được hỏi liệu Tokyo có can thiệp vào thị trường tiền tệ để hỗ trợ đồng Yên trong hai ngày liên tiếp vào tuần trước hay không.

Các nhà giao dịch nghi ngờ Tokyo đã can thiệp vào thị trường để hỗ trợ đồng Yên phục hồi từ mức đáy trong 38 năm, một đợt vào thứ Năm sau báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ, và một đợt nữa vào thứ Sáu.

Dữ liệu của BoJ cho thấy Nhật Bản có thể đã chi tới 3.57 nghìn tỷ yên (22.51 tỷ USD) để can thiệp vào thứ Năm tuần trước. Thị trường sẽ chú ý đến việc công bố dữ liệu thị trường tiền tệ vào cuối thứ ba, để đánh giá xem liệu Tokyo có can thiệp vào thứ Sáu tuần trước hay không.

USD/JPY đã bốc hơi hơn 3%, lao dốc xuống tiệm cận 157.40 sau động thái can thiệp đáng ngờ vào thứ Năm.

Nhưng cặp tiền này đã phục hồi phần nào và hiện giao dịch quanh mức 158.62 vào thứ Ba, không xa mốc 160 - vốn được coi là ngưỡng giới hạn để can thiệp thị trường tiền tệ của chính quyền Nhật Bản.

Một số chuyên gia phân tích nhận thấy điểm tương đồng giữa động thái can thiệp bị nghi ngờ vào tuần trước và động thái vào ngày 1/5, khi những bình luận ôn hòa từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell gây sức ép lên đồng USD.

Masafumi Yamamoto, chiến lược gia tại Mizuho Securities, cho biết trong cả hai trường hợp, Tokyo có thể đã can thiệp khi đồng USD đang ở thế yếu so với đồng Yên.

"Lần này, sự can thiệp diễn ra khi USD/JPY không nhất thiết phải tăng mạnh", ông nói. "Điều này cho thấy các nhà chức trách lo lắng về mức độ suy yếu của đồng Yên (USD/JPY đạt 160) hơn là tốc độ sụt giảm của đồng tiền này".

Mặc dù, đồng Yên yếu thúc đẩy xuất khẩu, nhưng sự yếu kém này lại trở thành mối lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản vì làm tổn hại đến tiêu dùng do chi phí nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan chồng chéo đè nặng lên vai doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thuế quan chồng chéo đè nặng lên vai doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc phải chịu gánh nặng thuế quan lên đến 125% khi nhập khẩu linh kiện và tiếp theo là 145% khi xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng đang gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ.
S&P cảnh báo rủi ro đối với xếp hạng AAA của Australia từ các cam kết tranh cử
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

S&P cảnh báo rủi ro đối với xếp hạng AAA của Australia từ các cam kết tranh cử

S&P Global Ratings cảnh báo rủi ro đối với hạng tín nhiệm AAA của Australia nếu thâm hụt ngân sách và nợ công gia tăng do các cam kết chi tiêu tranh cử. Cán cân tài khóa dự kiến sẽ quay trở lại thâm hụt từ năm tài khóa 2025, trong bối cảnh chi tiêu công và nghĩa vụ tài chính của các bang gia tăng. Australia hiện nằm trong nhóm ít quốc gia duy trì xếp hạng AAA từ cả ba tổ chức tín nhiệm lớn.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm thay đổi cục diện chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm thay đổi cục diện chuỗi cung ứng toàn cầu

Chính sách thuế quan mới do Tổng thống Donald Trump ban hành đã gây xáo trộn Washington và Phố Wall trong gần một tháng qua. Nếu tình trạng căng thẳng thương mại này tiếp tục kéo dài, những tác động tiếp theo sẽ không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của mỗi gia đình Hoa Kỳ.
Hỗn loạn...là chiến lược? Thị trường mệt mỏi với phong cách của Trump!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hỗn loạn...là chiến lược? Thị trường mệt mỏi với phong cách của Trump!

Các chỉ báo tâm lý thị trường thường dao động trong dải từ sợ hãi đến tham lam. Tuy nhiên, hiện trạng thị trường không thuộc về bất kỳ trạng thái nào trong số đó. Chúng ta đang vận hành trong một thực tại nơi tăng trưởng và viễn cảnh suy thoái đồng tồn tại liên tục, khiến nhà đầu tư hoàn toàn mất phương hướng. Tình trạng này không chỉ gây kiệt sức mà còn vô cùng bức xúc, tạo ra vô số cạm bẫy tổn thất trên thị trường tài chính, và dự báo sẽ còn kéo dài.
Nghệ thuật "đàm phán kiểu Trump": Khi thương lượng trở thành tín ngưỡng?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nghệ thuật "đàm phán kiểu Trump": Khi thương lượng trở thành tín ngưỡng?

"Tôi không bao giờ quá gắn bó với một thương vụ hay một phương pháp tiếp cận riêng lẻ" – tuyên bố được cho là của Donald J Trump năm 1987. "Tôi luôn vận hành đồng thời nhiều kịch bản, bởi đa số các thỏa thuận đều đổ vỡ, bất kể chúng khởi đầu có vẻ triển vọng đến đâu."
Ngành vận tải biển và hàng không Hoa Kỳ điêu đứng trước làn sóng sụt giảm nhu cầu do chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Ngành vận tải biển và hàng không Hoa Kỳ điêu đứng trước làn sóng sụt giảm nhu cầu do chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump đối với Bắc Kinh đang gây ra làn sóng ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ. Báo cáo từ các nhà điều hành cảng container và quản lý vận tải hàng không cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng và đáng lo ngại về lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ