Đồng Euro trước cơ hội lật đổ "đặc quyền" của USD

Đồng Euro trước cơ hội lật đổ "đặc quyền" của USD

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

15:10 28/03/2025

Khi Trump khuấy động thị trường và làm lung lay vị thế của USD, châu Âu thấy cơ hội đưa đồng euro lên tầm cao mới. Nhưng để thách thức "đế chế" đồng bạc xanh, EU phải vượt qua những rào cản hội nhập tài chính còn tồn đọng suốt nhiều năm.

Sự trở lại của Donald Trump đang thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo châu Âu đối với thị trường tiền tệ.

Sau khi đồng euro tăng giá so với USD, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trao đổi riêng với Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde về triển vọng tỷ giá hối đoái tại Brussels vào tuần trước, theo những nguồn tin nắm rõ cuộc thảo luận. Lagarde đã tìm cách thuyết phục các lãnh đạo EU rằng nhiệm kỳ thứ hai của Trump có thể tạo ra cơ hội cho châu Âu.

Giữa những biến động thị trường khi Trump phá bỏ nền tảng kinh tế đã hỗ trợ sự thịnh vượng của Mỹ suốt nhiều thế hệ, một số quan chức hàng đầu châu Âu nhận thấy đây là cơ hội để đồng euro củng cố vị thế và thúc đẩy sự trỗi dậy của khu vực.

Tháng này, Đức đã từ bỏ nguyên tắc tài khóa khắt khe kéo dài hàng thập kỷ để kích thích nền kinh tế và tái thiết quân đội, tạo ra làn sóng định giá lại tài sản châu Âu. Các nhà lãnh đạo EU cũng đang đặt câu hỏi về những giới hạn đã kìm hãm khu vực trong nhiều năm. Macron, với kinh nghiệm của một cựu nhân viên ngân hàng đầu tư, đã tận dụng thời điểm này để thúc đẩy tầm nhìn về một châu Âu thực sự độc lập trên trường quốc tế.

Tương lai của đồng euro cũng nằm trong bức tranh đó.

"Không thể phủ nhận rằng đồng euro đã là một thành công lớn trong suốt 25 năm qua," Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel phát biểu tại Paris. "Nếu chúng ta nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng euro với vai trò là đồng tiền dự trữ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn."

Sự hỗn loạn thuế quan của Trump làm suy yếu đồng USD

Trump đang làm lung lay vị thế của USD với tư cách là đồng tiền toàn cầu. Ông áp đặt thuế quan, công kích cả đồng minh lẫn đối thủ, suy yếu cam kết với NATO và các cố vấn của ông thậm chí còn nhắc đến một "Thỏa thuận Mar-a-Lago" có thể tái định hình hệ thống tài chính thế giới.

Trump cũng theo đuổi chính sách cắt giảm thuế, làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cảnh báo rằng nếu không đạt thỏa thuận nâng trần nợ, Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào tháng 8.

Tuy nhiên, việc thay thế USD bằng euro trong dự trữ toàn cầu vẫn là một tham vọng dài hạn. Lịch sử đã chứng minh nhiều lần rằng dự báo về sự suy yếu của USD đều không chính xác.

Số liệu mới nhất cho thấy đồng euro chỉ chiếm 20% dự trữ ngoại hối toàn cầu, trong khi USD vẫn nắm giữ gần 60% – mức thống trị không thay đổi suốt nhiều thập kỷ.

Dù chính sách của Trump có thể thúc đẩy EU hành động quyết liệt hơn, tiến trình hội nhập tài chính của khối vẫn giẫm chân tại chỗ. Những nỗ lực hoàn thiện thị trường chung EU, bao gồm liên minh ngân hàng và liên minh thị trường vốn, đã bị trì hoãn trong nhiều năm.

Berlin vẫn phản đối ý tưởng phát hành trái phiếu chung của EU - một bước đi có thể củng cố sức hút của đồng euro với giới đầu tư. Tuy nhiên, theo một nguồn tin, cuộc thảo luận về vấn đề này đang nóng lên.

Đã tải lên ảnh

USD tiếp tục thống trị dự trữ ngoại hối toàn cầu

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, Paschal Donohoe - Chủ tịch nhóm bộ trưởng tài chính Eurogroup - nhận định rằng EU có cơ hội lớn trong dài hạn nếu cải thiện hiệu quả của thị trường tài chính. Lagarde cũng cảnh báo các nhà lãnh đạo EU rằng vị thế "nơi trú ẩn an toàn" của Mỹ đang bị đe dọa bởi chính sách của Trump.

Bà nhấn mạnh rằng nếu EU có thể đẩy nhanh tiến trình hội nhập thị trường vốn, họ có cơ hội thu hút thêm đầu tư từ những tổ chức muốn tìm kiếm lựa chọn thay thế cho tài sản định giá bằng USD.

Viễn cảnh đồng euro vươn lên là một cơ hội đầy hứa hẹn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân châu Âu. Vị thế thống trị của USD giúp Mỹ dễ dàng huy động vốn với chi phí thấp nhờ thị trường trái phiếu sâu rộng và thanh khoản cao.

Đồng tiền càng có ảnh hưởng trên toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách càng có nhiều dư địa để điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ mà không phải quá lo ngại về tác động tỷ giá lên lạm phát. Vị thế của đồng USD cũng giúp các ngân hàng Mỹ hưởng lợi trên thị trường quốc tế và mang lại cho Washington tiếng nói mạnh mẽ hơn tại các diễn đàn kinh tế toàn cầu.

"Nâng cao vai trò của đồng euro không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa địa chính trị," Jens van ‘t Klooster, nhà kinh tế chính trị tại Đại học Amsterdam, nhận định. "Dù chúng ta chưa đạt đến điểm đó, nhiều người đánh giá thấp tốc độ thay đổi của hệ thống tài chính toàn cầu."

Euro trên đà tăng giá

Nhà đầu tư đang đặt cược vào triển vọng ngắn hạn, đẩy giá đồng euro lên hơn 4% so với USD kể từ đầu năm và giúp cổ phiếu châu Âu vượt trội so với các thị trường khác.

Tuy nhiên, việc đồng euro thực sự thay thế USD là một bài toán lớn. Châu Âu cần vượt qua những trở ngại đáng kể và xung đột lợi ích giữa các quốc gia – những yếu tố từng khiến nhiều sáng kiến hội nhập thất bại trong quá khứ.

Yếu tố then chốt là thúc đẩy hội nhập thị trường nợ của khu vực, có thể thông qua phát hành thêm trái phiếu chung để tạo ra một tài sản an toàn thay thế trái phiếu chính phủ Mỹ.

Macron từ lâu đã kêu gọi phát hành nợ chung nhằm đạt được mục tiêu này, đồng thời tài trợ cho chi tiêu quốc phòng và công nghệ.

"Chúng ta có cơ hội xây dựng một hệ thống tài chính châu Âu đáng tin cậy với các tài sản an toàn, nhưng đây là vấn đề của tiềm năng dài hạn," Michala Marcussen, kinh tế trưởng tại Societe Generale, nhận xét. "Không có chuyện thế giới sẽ chuyển từ hệ thống tài chính dựa trên USD sang dựa trên euro trong tương lai gần."

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ