Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đang muốn "giấu diếm" điều gì về lạm phát tại Mỹ?

Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đang muốn "giấu diếm" điều gì về lạm phát tại Mỹ?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:10 16/07/2024

Nếu sự chia rẽ sâu sắc trong chính trị Hoa Kỳ khiến việc nhận định dữ liệu kinh tế trở thành một dấu hiệu đáng tin cậy về đảng phái, thì các hội nghĩ sắp tới của đảng Cộng hòa và Dân chủ sẽ càng làm trầm trọng thêm vấn đề này và không còn chỗ cho những quan điểm không rõ ràng nữa.

Đảng Cộng hòa muốn mọi thứ trông tồi tệ và khơi dậy mong muốn chống lại đảng Dân chủ đang cầm quyền.

Đảng Dân chủ muốn mọi người quên đi những khó khăn do giá thực phẩm và nhà ở tăng cao gây ra dưới thời họ, đồng thời đặt cú sốc về giá cả trong bối cảnh tiền lương tăng hoặc đổ lỗi cho lợi nhuận của các công ty.

Khi hai đảng trình bày quan điểm và đề cử ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11, có một số điều mà đảng Cộng hòa không muốn đề cập đến và một số điều mà đảng Dân chủ muốn mọi người bỏ qua trong đại hội của họ. Cụ thể như sau:

Reuters Graphics

Lạm phát là dữ liệu của ngày hôm qua
Cục Dự trữ Liên bang vẫn chưa lên tiếng, nhưng đợt tăng giá bắt đầu từ giữa năm 2021 đã lắng xuống phần nào, lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% và có nhiều yếu tố có khả năng kéo lạm phát xuống mức thấp hơn trong thời gian tới.

Đồ họa Reuters

Giá ngũ cốc
Tại phiên điều trần ngày 9/7 với Chủ tịch Fed Jerome Powell, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Steve Daines đã đọc danh sách các khiếu nại về lạm phát, bao gồm cả việc giá ngũ cốc đã tăng hơn 25% dưới thời Biden.

Điều đó đúng.

Tuy nhiên, ông có thể nói rằng giá cả không hề tăng trong năm qua. Giá thực phẩm nói chung cũng đi theo xu hướng tương tự, với mức tăng đáng kể khoảng 20% ​​từ năm 2021 đến năm 2023 và gần như không thay đổi kể từ đó. Cũng như nhiều dữ liệu kinh tế khác, điều quan trọng là thời điểm bắt đầu đo lường, cách quyết định đâu là xu hướng và đâu là ngoại lệ.

Reuters Graphics

Mua ô tô cũ
Giá xe đã qua sử dụng giảm khoảng 16% kể từ tháng 2/2022 và giá xe mới cũng đang giảm dần.

Sau khi các vấn đề về chip máy tính và chuỗi cung ứng khiến giá hàng hóa tăng vọt từ giữa năm 2020 - lệnh phong tỏa do COVID dẫn đến chi tiêu vượt mức cho các mặt hàng hữu hình do các dịch vụ như ăn uống bên ngoài và đi lại không khả dụng - giá hàng hóa hiện đang diễn biến giống như trước đại dịch, duy trì ở mức tương đối ổn định hoặc thậm chí giảm một chút.

Reuters Graphics

Mọi người vẫn vượt qua được
Khi được hỏi tại sao mọi người lại có vẻ chán nản với nền kinh tế, ông Powell thường nói rằng ngay cả khi việc giá cả tăng vọt rất khó để chấp nhận, mọi người vẫn chi tiền cho các chuyến đi, buổi hòa nhạc và nhà hàng theo cách không phù hợp với những hộ gia đình đang gặp khó khăn.

Dữ liệu từ khảo sát tình hình hộ gia đình của Cục Thống kê Dân số Mỹ cho biết ngày càng có nhiều hộ gia đình nhận thấy "khá" hoặc "rất" khó để chi trả các khoản chi phí vào thời điểm lạm phát đạt đỉnh trong năm 2021. Nhưng kể từ đó, con số trung bình trên toàn quốc đã giảm xuống dưới mức trước khi lạm phát tăng đột biến.

Trong cuộc khảo sát kinh tế hộ gia đình năm 2023 của Fed, tỷ lệ người dân nói rằng họ đang "ít nhất là ổn" đạt trên 70%, thấp hơn mức đỉnh 78% vào năm 2021, nhưng gần bằng mức trước đại dịch. Ngược lại, 22% đánh giá nền kinh tế quốc gia là "tốt" hoặc "xuất sắc", sự chia rẽ giữa nhận thức về điều kiện cá nhân và quốc gia đã khiến nhiều chuyên gia kinh tế bối rối.

Reuters Graphics

Đảng Dân chủ cần thận trọng
Nếu đảng Cộng hòa không thừa nhận bất kỳ sự cải thiện nào về lạm phát, đảng Dân chủ sẽ cố gắng giảm thiểu tác động của hai năm giá cả tăng vọt đối với người dân và thời gian cần thiết để những điều này "phai mờ".

Mặc dù giá cả của từng loại hàng hóa hoặc dịch vụ có thể giảm, nhưng mức giá - khái niệm chung hơn mà các chuyên gia kinh tế nghĩ đến khi họ nói về lạm phát - hiếm khi giảm. Một khi mức giá tăng vọt, giống như vừa trải qua, mức sống sẽ đắt đỏ hơn. Một tách cà phê thâm chí sẽ không bao giờ có giá là 2 USD nữa.

Đồ họa Reuters

Tiền lương thực tế
Một điểm mà đảng Dân chủ thường nhấn mạnh là giá cả tăng nên được xem xét cùng với việc mức lương tăng nhanh chóng, đặc biệt là đối với những công việc lương thấp vốn khó tuyển dụng sau đại dịch.

Nhưng sức mua của tiền lương đã bị ảnh hưởng, ngay cả khi tác động kéo dài của một số chương trình chuyển tiếp trong thời kỳ đại dịch đã che giấu điều đó.

Vào thời điểm lạm phát đạt đỉnh trong mùa hè năm 2022, giá cả đã tăng 12% kể từ tháng 1/2021 trong khi tiền lương trung bình theo giờ tăng khoảng 8%.

Khoảng cách đã thu hẹp kể từ đó và đối với công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất hoặc làm các công việc không phải quản lý, sức mua cũng gần bằng trước đây.

Nhưng điều đó cũng tương đương với việc dậm chân tại chỗ nhiều năm, và nhìn chung mức tăng lương theo giờ vẫn trì trệ.

Reuters Graphics

Tỷ lệ thất nghiệp của người da đen thấp; Khoảng cách giàu nghèo lớn
Chính quyền Biden chỉ ra rằng thị trường lao động thắt chặt sau đại dịch đã giúp thu hẹp khoảng cách thất nghiệp giữa người lao động da đen và da trắng, đồng thời tăng thu nhập cho các gia đình da đen.

Nhưng một nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang New York xem xét không chỉ thu nhập mà còn cả tài sản của hộ gia đình và điều chỉnh theo lạm phát, cho thấy một trong những nhóm cử tri cốt cán của Đảng Dân chủ trên thực tế đã ghi nhận giá trị tài sản ròng sụt giảm.

Tài sản của hộ gia đình người da đen, sau khi điều chỉnh theo lạm phát, thực tế đã thấp hơn vào quý 3 năm 2023 so với đầu năm 2019.

Reuters Graphics

Vấn đề nhà ở là một cú sốc
Câu chuyện về việc Hoa Kỳ rơi vào tình trạng thiếu nhà ở bắt đầu từ ít nhất là cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2006-2007. Thêm vào đó là việc thắt chặt luật phân vùng ở nhiều tiểu bang và thành phố, người dân chuyển nhà trong những ngày làm việc tại nhà do đại dịch, tác động của lãi suất thế chấp cao, thậm chí có thể di cư đến một số nơi khác, và kết quả là giá thuê nhà và giá cả tăng vọt có thể đã trở thành vấn đề chính trị quan trọng dưới thời của đảng Dân chủ. Thực tế là lạm phát do giá nhà ở đã có dấu hiệu chững lại nhưng có thể không đủ để xoa dịu cử tri khi ngày bầu cử đến gần.

Reuters Graphics

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan chồng chéo đè nặng lên vai doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thuế quan chồng chéo đè nặng lên vai doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc phải chịu gánh nặng thuế quan lên đến 125% khi nhập khẩu linh kiện và tiếp theo là 145% khi xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng đang gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm thay đổi cục diện chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm thay đổi cục diện chuỗi cung ứng toàn cầu

Chính sách thuế quan mới do Tổng thống Donald Trump ban hành đã gây xáo trộn Washington và Phố Wall trong gần một tháng qua. Nếu tình trạng căng thẳng thương mại này tiếp tục kéo dài, những tác động tiếp theo sẽ không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của mỗi gia đình Hoa Kỳ.
Hỗn loạn...là chiến lược? Thị trường mệt mỏi với phong cách của Trump!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hỗn loạn...là chiến lược? Thị trường mệt mỏi với phong cách của Trump!

Các chỉ báo tâm lý thị trường thường dao động trong dải từ sợ hãi đến tham lam. Tuy nhiên, hiện trạng thị trường không thuộc về bất kỳ trạng thái nào trong số đó. Chúng ta đang vận hành trong một thực tại nơi tăng trưởng và viễn cảnh suy thoái đồng tồn tại liên tục, khiến nhà đầu tư hoàn toàn mất phương hướng. Tình trạng này không chỉ gây kiệt sức mà còn vô cùng bức xúc, tạo ra vô số cạm bẫy tổn thất trên thị trường tài chính, và dự báo sẽ còn kéo dài.
Nghệ thuật "đàm phán kiểu Trump": Khi thương lượng trở thành tín ngưỡng?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nghệ thuật "đàm phán kiểu Trump": Khi thương lượng trở thành tín ngưỡng?

"Tôi không bao giờ quá gắn bó với một thương vụ hay một phương pháp tiếp cận riêng lẻ" – tuyên bố được cho là của Donald J Trump năm 1987. "Tôi luôn vận hành đồng thời nhiều kịch bản, bởi đa số các thỏa thuận đều đổ vỡ, bất kể chúng khởi đầu có vẻ triển vọng đến đâu."
Ngành vận tải biển và hàng không Hoa Kỳ điêu đứng trước làn sóng sụt giảm nhu cầu do chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Ngành vận tải biển và hàng không Hoa Kỳ điêu đứng trước làn sóng sụt giảm nhu cầu do chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump đối với Bắc Kinh đang gây ra làn sóng ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ. Báo cáo từ các nhà điều hành cảng container và quản lý vận tải hàng không cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng và đáng lo ngại về lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ.
Tổng quan thị trường: Chứng khoán châu Á khởi sắc nhẹ, hợp đồng tương lai Mỹ suy yếu
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tổng quan thị trường: Chứng khoán châu Á khởi sắc nhẹ, hợp đồng tương lai Mỹ suy yếu

Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận đà tăng nhẹ trong phiên khai mạc tuần mới với tâm lý thận trọng, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao diễn biến đàm phán thương mại giữa Mỹ với các nước trong khu vực, cũng như các dấu hiệu về gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ