Dan Yergin: Lý do dầu giảm bất chấp nguồn cung thắt chặt

Dan Yergin: Lý do dầu giảm bất chấp nguồn cung thắt chặt

15:46 24/06/2022

Chuyên gia năng lượng Dan Yergin cho biết có hai lý do tại sao giá dầu đã giảm trong tháng qua mặc dù thị trường vẫn còn thắt chặt: Fed và cuộc tranh Nga - Ukraine.

Giá dầu tăng mạnh từ năm ngoái, chạm đỉnh sau khi Nga tấn công Ukraine. Nhưng kể từ cuối tháng 5, dầu Brent đã giảm từ hơn 120 USD/thùng xuống 109 USD, tức giảm khoảng 10%. Hợp đồng tương lai dầu WTI đã giảm hơn 9% trong cùng khoảng thời gian.

Yergin, phó chủ tịch S&P Global, cho biết Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang chọn cách giải quyết lạm phát ngay cả khi có nguy cơ đưa nền kinh tế vào một cuộc suy thoái và đó là “điều đang tác động đến giá dầu”.

Hôm thứ Tư, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói với các nhà lập pháp rằng ngân hàng trung ương quyết tâm giảm lạm phát, mặc dù ông thừa nhận một cuộc suy thoái có thể xảy ra. Ông nói: Để đạt được "hạ cánh mềm", thắt chặt chính sách mà không gây bất ổn kinh tế nghiêm trọng như suy thoái, sẽ rất khó khăn.

“Mặt khác là tổng thống Nga Vladimir Putin đã mở rộng từ chiến tranh trên chiến trường ở Ukraine sang chiến tranh kinh tế ở châu Âu, nơi ông ấy đang cố gắng tạo ra những khó khăn để phá vỡ liên minh,” Yergin nói hôm Thứ sáu.

Nga đã hạn chế cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 và giảm dòng chảy đến Ý. Matxcơva đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Phần Lan, Ba Lan, Bulgaria, công ty Orsted ở Đan Mạch, GasTerra của Hà Lan và tập đoàn năng lượng khổng lồ Shell có hợp đồng với Đức, tất cả đều do tranh chấp thanh toán gas bằng đồng Rúp.

Những hành động đó đã làm dấy lên lo ngại về một mùa đông khó khăn ở châu Âu. Các nhà chức trách trong khu vực hiện đang cố gắng lấp đầy các kho chứa dưới lòng đất bằng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên.

Nhu cầu dầu thô của Trung Quốc

Yergin cho biết triển vọng nhu cầu đối với Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, cũng không chắc chắn.

Trung Quốc đã dần mở cửa trở lại các khu vực từng có số ca Covid tăng đột biến của đất nước. Không rõ các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ có thể phục hồi nhanh chóng như thế nào sau những hạn chế đối với hoạt động kinh tế.

Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng sẽ có một đợt phục hồi chậm do có nhiều biến thể dễ lây lan hơn, tăng trưởng yếu hơn và ít gói kích thích kinh tế của chính phủ hơn.

Mức độ phục hồi và mở cửa trở lại sẽ có tác động đến nhu cầu dầu, nhưng sự không chắc chắn sẽ “giữ giá dầu không tăng cao hơn nữa,” Yergin nói.

Nguồn cung sẽ phục hồi?

Đầu tháng này, OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng 648,000 thùng/ngày trong tháng Bảy, tương đương 7% nhu cầu toàn cầu.

“Chúng tôi nghĩ rằng OPEC+ sau đó sẽ chuyển sang cách tiếp cận tự do hơn và cho phép một số thành viên có công suất dự phòng sản xuất nhiều hơn,” Edward Gardner, nhà kinh tế hàng hóa tại Capital Economics, cho biết hôm thứ Năm. Ông đã bình luận về chính sách của OPEC+ sau khi tổ chức này kết thúc việc cắt giảm nguồn cung liên quan đến đại dịch vào tháng 9.

Điều đó có thể khiến giá dầu Brent giảm trở lại khoảng 100 USD/thùng vào cuối năm, ông nói.

Nhưng thị trường không nên cho rằng nguồn cung sẽ phục hồi theo chính sách đó.

Trong khi hạn ngạch sản xuất đối với các thành viên OPEC+ dần được nới lỏng, hầu hết các nước đều không thể tăng sản lượng nhanh cùng với nhau, Gardner nói.

“Hầu hết các thành viên khác không có khả năng tăng sản lượng trong ngắn hạn. Chúng tôi nghĩ rằng một số thành viên, đặc biệt là Angola và Nigeria, có khả năng ghi nhận ​​sản lượng thấp hơn trong những tháng tới, vì nhiều năm không đầu tư gây ảnh hưởng đến sản xuất.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?

Giá vàng đang "nóng" trở lại, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, đằng sau đà tăng ấn tượng ấy là những lo ngại ngày càng lớn về nguy cơ bong bóng. Trong khi đó, bạc – kim loại quý thường đi cùng xu hướng với vàng – lại tỏ ra yếu ớt và có thể là kẻ dẫn đầu đợt giảm giá mới. Lịch sử cho thấy tháng Tư thường là thời điểm nhạy cảm với bạc, và năm nay có thể cũng không ngoại lệ.
OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ