Cựu Thống đốc PBoC kêu gọi Trung Quốc ra tay chặn đứng "cơn bão" giảm phát

Cựu Thống đốc PBoC kêu gọi Trung Quốc ra tay chặn đứng "cơn bão" giảm phát

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

06:04 09/09/2024

Trong một tuyên bố hiếm hoi, cựu Thống đốc PBoC, ông Dịch Cương, đã kêu gọi quốc gia này cần có hành động quyết liệt để đảo ngược áp lực giảm phát. Đây là vấn đề mà giới kinh tế học ngày càng xem là một trong những mối lo ngại cấp bách nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Bund - một diễn đàn kinh tế thường niên có ảnh hưởng lớn ở Thượng Hải vào hôm thứ Sáu, vị cựu Thống đốc PBoC đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách nới lỏng chính sách tiền tệhỗ trợ nền kinh tế thực. Thông tin này được tờ Tài Kinh (Caijing) - một cơ quan truyền thông được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn - đưa tin.

Nhu cầu thấp cùng với sản xuất dư thừa ở một số ngành đã châm ngòi cho cuộc cạnh tranh khốc liệt, từ đó kéo giá cả đi xuống và làm sụt giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Các đợt siết chặt quản lý của chính phủ đối với nhiều lĩnh vực càng làm trầm trọng thêm tâm lý e ngại của nhà đầu tư.

Áp lực giảm phát thể hiện rõ qua con số tăng trưởng GDP danh nghĩa của nền kinh tế. Trong quý hai, chỉ số này chỉ tăng 4.0% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng trưởng GDP thực tế là 4.7%.

Tăng trưởng giá tiêu dùng của Trung Quốc vẫn ở mức thấp

Các quan chức cấp cao, nhà kinh tế và học giả Trung Quốc ngày càng lo ngại về nguy cơ đất nước họ đi theo vết xe đổ của Nhật Bản. Sau khi bong bóng kinh tế Nhật vỡ vào những năm 1990, quốc gia này đã trải qua nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế trì trệ.

Năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã âm thầm gây áp lực, yêu cầu các chuyên gia ngừng bàn luận công khai về các vấn đề kinh tế, đặc biệt là giảm phát, nhằm củng cố niềm tin thị trường.

Hội nghị thượng đỉnh Bund, do Diễn đàn Tài chính 40 Trung Quốc tổ chức - một trong những think tank kinh tế hàng đầu của nước này - đã diễn ra tuần này trong bối cảnh không khí thảo luận các chủ đề nhạy cảm ở Trung Quốc Đại lục đang bị hạn chế rộng rãi.

Chính tại sự kiện này vào năm 2020, nhà sáng lập Alibaba Jack Ma đã chỉ trích các cơ quan quản lý, châm ngòi cho chiến dịch trấn áp rộng rãi ngành công nghệ. Hậu quả là đợt chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) trị giá 37 tỷ USD của Tập đoàn Ant do ông sáng lập đã bị hủy bỏ vào phút chót.

Tại sự kiện năm nay, không có mặt các quan chức cấp cao nhất của chính phủ Trung Quốc. Nhiều phiên thảo luận có sự tham gia từ xa của các nhân vật Mỹ, trong đó có cựu Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin và Michael Spence - người đoạt giải Nobel, đồng thời là giáo sư danh dự tại Trường Kinh doanh Sau đại học Stanford.

Mặc dù sự hiện diện của các đại diện cấp cao từ các tổ chức tài chính nước ngoài khá thưa thớt, song ông Ashley Bacon - Giám đốc Quản trị Rủi ro của tập đoàn JPMorgan - đã đích thân tham dự sự kiện này.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ