Bối cảnh thị trường Mỹ hiện tại và cuộc khủng hoảng 1987 có nhiều điểm tương đồng, liệu lịch sử có lặp lại?

Bối cảnh thị trường Mỹ hiện tại và cuộc khủng hoảng 1987 có nhiều điểm tương đồng, liệu lịch sử có lặp lại?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:01 08/08/2024

Thị trường chứng khoán khép phiên trong sắc xanh vào hôm 06/07 và lợi suất TPCP Mỹ tăng sau khi lao dốc trong hai phiên "đổ máu" do báo cáo việc làm ảm đạm và động thái tháo chạy khỏi các giao dịch chênh lệch lãi suất.

S&P500 tăng 1.04%, NASDAQ tiến 1.03% và Nikkei tăng trần lên 10.23% sau khi lao dốc 12.40% vào phiên hôm trước. Chứng khoán châu Âu đi ngược xu thế, với EuroStoxx 50 và DAX gần như không thay đổi, FTSE tăng nhẹ và CAC 40 giảm nhẹ.

Đường cong lợi suất của Hoa Kỳ dốc hơn khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng 5.5bps và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 10.3bps. Đồng JPY đã suy yếu trong đầu phiên hôm 07/08 khi USD/JPY tăng lên trên 146.50 sau khi Phó Thống đốc BoJ Uchida cho rằng BoJ sẽ không tăng lãi suất khi thị trường tài chính còn nhiều biến động. Có thể thấy sự biến động xảy ra sau khi BoJ tăng lãi suất, điều đó nghe có vẻ hơi sáo rỗng.

Những so sánh đã được đưa ra giữa hành động giá trong vài ngày qua và "Thứ Hai Đen tối" trong tháng 10/1987. Điều đó có thể hơi quá cường điệu do đà giảm lần này tương đối khiêm tốn, nhưng sự tụt dốc không phanh và sau đó là đà phục hồi mạnh mẽ khiến bối cảnh trông giống ở một số khía cạnh khác. Cả hai đều xảy ra khi cổ phiếu có vẻ đang được định giá cao sau một đợt tăng giá mạnh, khi thâm hụt tài chính của Hoa Kỳ ở mức cao, cũng như sau chu kỳ thắt chặt chính sách của Fed và đồng USD đang chịu áp lực bán lớn.

Vụ sụp đổ năm 1987 đôi khi được coi là tiền thân của cuộc suy thoái đầu những năm 1990 ở Hoa Kỳ. Suy thoái đó diễn ra sau một thời kỳ chính sách tiền tệ thắt chặt, đi kèm với khủng hoảng ngân hàng và tình trạng cung vượt cầu trong bất động sản văn phòng. Nghe có vẻ quen đúng không?

Một sự so sánh khác với đầu những năm 1990 là sự thay đổi chính quyền (tiềm năng) ở Washington. Bill Clinton trẻ tuổi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1992, đánh bại George HW Bush 68 tuổi - người đã bị cản trở phần nào bởi một ứng cử viên của đảng thứ ba. Điều đó có quen không?

Kamala Harris đã lựa chọn Thống đốc Minnesota Tim Walz làm ứng cử viên Phó Tổng thống. Ông Walz là một cựu giáo viên, từng là sĩ quan không ủy nhiệm trong quân đội Hoa Kỳ trước khi được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ và cuối cùng là Thống đốc Minnesota, nhưng ông cũng có hồ sơ lập pháp tiến bộ, có thể sẽ được đảng Dân chủ ủng hộ.

Walz đã đánh bại Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro để giành vị trí Phó Tổng thống. Shapiro được nhiều người coi là ứng cử viên được yêu thích nhất do tiềm năng mở rộng liên minh cử tri, sự nổi tiếng cá nhân và vị thế là Thống đốc của một tiểu bang quan trọng (không giống như Walz). Đảng Cộng hòa, một số cơ quan truyền thông và thậm chí một số đảng viên Dân chủ đã cho rằng xuất thân của Shapiro là một người Do Thái sùng đạo và là người bảo vệ trung thành cho Israel, điều này có thể đã khiến ông bị loại khỏi cuộc đua do ông không có được sự ủng hộ từ Palestine của đảng Dân chủ.

Walz không phải là sự kiện bổ nhiệm chính trị đáng chú ý duy nhất. Hamas tuyên bố rằng Yahya Sinwar sẽ kế nhiệm Ismail Haniyeh lãnh đạo chính trị sau khi Sinwar bị ám sát tại Tehran vào tuần trước. Việc bổ nhiệm Sinwar diễn ra trước các cuộc tấn công dự kiến ​​từ Iran và cuộc kháng chiến chống lại Israel để trả đũa cho cái chết của Haniyeh. Tình báo Hoa Kỳ và Israel cho rằng những cuộc tấn công đó sắp xảy ra, và chính phủ nhiều nước đã khuyên công dân của họ rời khỏi Lebanon và Iran.

Chúng ta vẫn đang chờ đợi "giọt nước tràn ly", nhưng với động thái giá dầu thô Brent giảm xuống, có thể câu chuyện về "cậu bé chăn cừu" đang diễn ra khi các thị trường tài chính trở nên không quá nhạy cảm với rủi ro về nguồn cung ở Trung Đông, và thay vào đó tập trung vào các dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu đi ở Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Mặc dù không bên nào tỏ ra muốn chiến tranh, nhưng tất cả đều sẵn sàng chiến đấu nếu các ranh giới đỏ bị vượt qua. Tuần trước, Benjamin Netanyahu đã nói rằng "Israel sẽ phải trả giá rất đắt cho hành động xâm lược chống lại chúng tôi " và việc đưa Sinwar lên nắm quyền đã xác nhận rằng việc hòa giải gần như bất khả thi.

Vì vậy, câu hỏi duy nhất bây giờ là khi nào đòn tấn công sẽ xảy ra, mức độ nghiêm trọng của nó và phản ứng của Israel sẽ như thế nào?

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ